Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Đức Thánh Trần và Vân Trường

Nhân dân Việt Nam ta, bất kỳ ai đến tuổi đi học chắc đều biết đến anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Một con người văn võ song toàn, bụng chất đầy binh thư mà trung hiếu vẹn toàn, thương yêu dân, được nhân dân ta tôn thờ là bậc thánh.
Thời thơ ấu bé tý, thấy Ông nội có thờ ông Quan công tức “Vân Trường” của Trung Quốc mà không hiểu gì.  Sau này lớn lên và đọc truyện Tam Quốc mới hiểu rõ về quan Vân Trường. khi phân tích tỷ mỹ hai danh nhân trên, tôi thấy Trần Hưng Đạo của Việt Nam mười phần hơn hẳn quan Vân Trường của Trung Quốc.
Từ bữa tiệc vườn đào về sau, Vân Trường trung thành tuyệt đối với Lưu Bị. Nhưng chỉ là người vũ dũng vô mưu  hay còn gọi là“võ biền”. Có một vài chiến công trận mạc nhưng dựa vào mưu lược của người khác, Ông ta coi người trong thiên hạ như cỏ rác, hà khắc với thuộc hạ. Là người không biết mình biết người để rồi bị phản bội bởi thuộc hạ, bị thất bại trong tay những đối thủ mà chính ông ta đã coi thường.  Dẫn đến chuỗi mắt xích thất bại và Ba Thục bị tiêu diệt, con cháu của Vân Trường bị con trai của Bàng Đức bắt và tiêu diệt hết ở Thành đô.
Trần Hưng Đạo là một người trí dũng song toàn, có thể nhìn đại cục để định hướng chiến lược cho một cuộc chiến tranh vệ quốc thắng lợi. Binh thư đầy bồ, biết yêu quân yêu dân, biết tận dụng thời cơ, biết dùng người. Trung thành với vua cho dù ông vẫn nhớ lời trăng trối của cha là Trần Liễu “phải soán ngôi vua” nhưng ông đã không làm. Chính vì thế mà hai phụ tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng vô cùng kính nể, nguyện theo ông làm nô bộc chứ không cần tướng sắc. Ông lại tự hóa giải hiềm khích với thái sư Trần Quang Khải để ba quân cùng một lòng chống giặc thành công. Ông có cái tài của Lạn Tương Như, có mưu lược đại cuộc của Khổng Minh, có cái dũng của Triệu Tử Long. Có tấm lòng trung nghĩa nhân ái. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thành công và nhân dân ta tôn thờ như một vị thánh. Nếu Vân Trường có đủ những đức tính ấy thì Ba Thục đâu đến nỗi bị diệt.
Nhân dân ta nhiều nơi tôn thờ Đức Thánh Trần, nhưng cũng có một số người tôn thờ Vân Trường. Có thể vì cha ông chúng ta học chữ hán nên thấy hình ảnh Vân Trường là siêu việt trong sự tô vẽ của một số học giả Trung Quốc. Sách chữ hán và chữ nôm của ta chưa xuất bản nhiều về Trần Hưng Đạo chăng??? Điều này thuộc về tín ngưỡng, tôi không dám can dự nhưng tôi nghĩ rằng so sánh hai vị thánh đó thì tôi thấy Trần Hưng Đạo của chúng ta chắc chắn là anh minh hơn nhiều.
Cho đến nay, ông nội mất rồi, bố cũng mất rồi, anh em chúng tôi không còn thờ Vân Trường nữa. Trong lòng tôi vẫn tôn thờ Trần Hưng Đạo là một đấng thánh nhân tuyệt vời của dân tộc Việt Nam và các vua Trần lúc ấy thật đúng vì dân vì nước.
Nhận xét
 
  • Khá trách! Chủ nhà mở cửa luận anh hùng Đạo lý ngàn năm vẫn của chung Quan Vũ trấn biên tài háo thắng Thánh Trần giữ nước đức khiêm cung Vườn đào..
    • sato
      • sato

      • 07:45 6 thg 1 2012


      Trần Trung thân mến! Theo tôi có thể ở quê hương các cụ đều có đền thờ cả, nhưng từ khi cảch cách ruộng đất rồi những năm..
  • tran trung
    TT mạn phép còm Nếu so sánh thì thường chọn 2 người ngang tài ở hai mặt để thấy cái hay cái dở mỗi bên. Đem cụ thánh Trần so với Quan công là hết s..
    • sato
      • sato

      • 07:34 6 thg 1 2012


      Kính Trần Trung! Chủ nhà rất cảm mến sự chia sẻ của Trần Trung. Các phân tích thật chí lý. Mong được thường xuyên trò chuyện và trao đổi nhiều lắm.
  • Ngu Ngơ
     Lịch sử đã có và tồn tại trong sử sách & sự tín mộ của người dân -Chứng cứ là ngàn vạn di tích đền chùa miếu mạo ...!Song tiếc thay ngày nay ,có..
    • sato
      • sato

      • 07:33 4 thg 1 2012


      Cảm ơn nhìu, nhớ tết sang nhà, anh mời bánh chưng tự gói nghen.
  • XR miền gió bụi
    • sato
      • sato

      • 11:07 3 thg 1 2012


      Thanks you! mấy hôm tết nghỉ xả street, không mở mạng. Ảnh đẹp quá, cảm ơn nhìu nhé. Chúc năm mới an khang.
  • Hong Tham
    Chúc Sato một năm mới luôn vui khỏe , may mắn , thành công và hạnh phúc ạ . 
    • sato
      • sato

      • 11:13 3 thg 1 2012


      Hình đẹp quá. Nhà Sato nghèo quá chưa tậu được hình nào  nên chỉ dùng lời đáp lễ. Chúc Hong Tham một năm mới tràn đầy niềm vui.
  • Lanman
    Chào Sato năm mới-Chúc sức khỏe-mọi điều suôn sẻ. 
    • sato
      • sato

      • 11:13 3 thg 1 2012


      Chào bạn, cảm ơn bạn nhiều lắm.
  • Người Xưa
     


    Gởi Lòng Mến Chúc Anh nhé !
    • sato
      • sato

      • 07:31 26 thg 12 2011


      Cảm ơn em rất nhiều
  • Quế Hằng
    Em đồng ý với ý kiến của anh. và cũng cần gì phải so sánh. chính  VN chúng ta cũng tôn vinh ngài là đức thánh Trần đó thây. Có điều người việt mì..
    • sato
      • sato

      • 07:34 26 thg 12 2011


      Quá đúng em à !
  • Lanman
    Làm sao Vân Trường so bằng Đức Thánh Trần của người Việt mình. Còn việc thờ Vân Trường ở một số nơi ( trước kia) là do ảnh hưởng văn hóa và tư d..
    • sato
      • sato

      • 15:02 23 thg 12 2011


      Đúng rùi, Nhờ Nêro mà thành Rôme mới có được quy hoạch cải tiến hơn và đến nay vữn không thấy lạc hậu mấy. Thanks youvery mmmm..
  • Đào Hoa cốc chủ
    có nhiều bàn cãi em đọc trên mạng, ng ta còn đồn ổng là gái giả trai? và Lưu Bị là người giết QVT ? thực hư sao bác nhể chúc bác giáng sinh vui vẻ, an lành
    • sato
      • sato

      • 07:49 23 thg 12 2011


      zề chuyện gái giả trai thi chưa nghe vì ổng cũng ham sắc như tụi anh í. Còn chiện LB mưu giết VT thì chắc cũng không. Chỉ Khổng M..

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Lòng kiên trì

Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Trong 30 năm, tôi đã gặp nhiều trẻ em có khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Thật lòng tôi chưa bao giờ có hứng thú dạy nhạc cho học sinh kém năng khiếu. Tuy nhiên có một trường hợp tôi đã dành nhiều thời gian và cũng đã chán nản bội phần, học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc".  đó là Robby.

Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp học dương cầm. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, càng thiếu năng khiếu cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu tất cả các học sinh của mình. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói: "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng vì cậu chẳng có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ cậu từ xa mỗi lần đến đón cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu (bà sống một mình).

Một ngày nọ Robby không đến học nữa, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa vì có thể ảnh hưởng đến thành tích giảng dạy của mình! Vài tuần sau, tôi gởi đến những học sinh tờ thông báo chuẩn bị cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby điện đến hỏi xin cho  tham dự biểu diễn. Tôi bảo, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, cậu đã thôi học nên sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói, mẹ đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng em vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần thôi…", cậu nài nỉ. Không hiểu điều gì đã xui khiến tôi. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một linh tính đã mách bảo rằng điều đó là đúng.Tôi đồng ý!

Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương trình, nếu có bề gì không hay, tôi sẽ xuất hiện để "chữa cháy" và cảm ơn những học sinh đã trình diễn để kết thúc chương trình. Buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.

"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ? Tại sao mẹ cậu không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ? "???

Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt vời của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc: "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó? ". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi, tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ muốn  nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta. Nếu vô tâm, ta có thể làm cho người khác mất cơ hội mà chúng ta không biết.

Sau này, Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn. Tất cả những người quen biết đều thương tiếc.
Nguồn: intrenet+cắt tỉa

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Giá trị một ly sữa

Một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, cậu đói đến lả người. Túi cậu chỉ còn  một đồng. Nhưng cậu đã hứa để mua bánh cho đứa em ở nhà.
Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Người ra mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Cậu bối rối, nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước.
Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ  đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn.
Cậu chậm rãi nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi:
- Cháu nợ cô bao nhiêu ạ ?
Người phụ nữ trả lời:
- Cháu không nợ gì cả. Mẹ cô đã dạy không nên nhận tiền trả cho lòng tốt.
Cậu bé cảm kích đáp:
- Cháu  biết ơn cô từ sâu thẳm trái tim cháu.
Khi ra đi, cậu cảm thấy khỏe khoắn hơn và tin tưởng cuộc đời này có rất nhiều người tốt, cậu tin vào tương lai mãnh liệt hơn. Trước đó, cậu như muốn đầu hàng số phận.
Nhiều năm sau, có người phụ nữ bị ốm nặng. Các bác sĩ địa phương đều bó tay. Họ chuyển bà đến thành phố lớn để các chuyên gia nghiên cứu căn bệnh lạ lùng này.
Tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn.
Khi nghe cái tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, như có linh tính. Ngay lập tức, ông đến ngay phòng bệnh của người phụ nữ. Ông nhận ra ngay ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Cuối cùng nỗ lực của ông cũng thành công.
Bệnh người phụ nữ đã thuyên giảm và sau đó khỏi hoàn toàn.
Trước ngày bà xuất viện, bác sĩ Kelly yêu cầu phòng y vụ chuyển hóa đơn để xem lại. Ông viết vài chữ bên lề của tờ biên lai.
Nhận hóa đơn thanh toán, người phụ nữ hồi hộp và đoán rằng số tiền phải trả rất cao, có lẽ bà sẽ phải làm việc cật lực cả đời mới trả hết. Thật bất ngờ, bà đọc thấy bên lề hóa đơn một hàng chữ :
“Đã được thanh toán bằng một ly sữa”.

Ký tên: Bác sĩ Howard Kelly.

Đây là câu chuyện có thật. Tiến sỹ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895.
Nguồn: Copy

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Tự trọng và tôn trọng


Tự trọng! cái ông BS Hồ Hải này là gì mà chuyên đi dạy khôn người khác, nếu ông chán ghét chế độ thì cứ việc phê phán. Cái bệnh chân tay miệng ở Việt nam trong thời gian qua đã bùng phát thành dịch mà có được trên cao quan tâm đâu, nghe báo chí nói nhiều thì hôm 18/11/2011 bộ Y Tế mới xuống địa phương tìm hiểu. Việc bộ xuống chậm nghe nói do địa phương không thông báo lên. Chẳng biết ai quan liêu, chuyện của triều đình. Chỉ biết rằng ông TS Nguyễn Văn Khải vác máy ozon xuống sống cùng với dân và  bệnh viện địa phương góp phần ngăn chặn bệnh, chữa bệnh cho dân. Công sức và sự nhiệt tình của ông được bệnh viện và nhân dân ghi nhận. Nhân cách đó hơn hẳn nhân cách của các cán bộ quan liêu, càng hơn hẳn nhân cách của những người khoe khoang trí thưc nhưng chỉ đứng nhìn và xăm soi phê phán. Tôi không hiểu con người này. Khoe khoang học vấn nhưng ngôn từ nhiều lúc vay mượn của  phường tôm cá. Tính tự trọng không cao nên thuếu tôn trọng người khác.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Oi lang băm!!!

Trên đời có rất nhiều lang băm trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, kể cả trong các chính phủ, cho ra đủ thứ thuốc lang băm để hòng “chữa” các căn bệnh của xã hội, Hitler,một trong những lang băm trứ danh. Hitler đã tuyên truyền một số căn bệnh của nước Đức, trong đó có căn bệnh lũng đoạn của giới tư bản tài chính (mà đến nay vẫn là vấn đề thời sự trên thế giới). Lang băm Hitler lý luận rằng, đó là do người Do Thái gây ra, nên có một cách chữa là tiêu diệt Do Thái để dân tộc Đức phát triển…. Thời nay cũng không thiếu gì lang băm, nhưng thôi nói dài dễ lạc đề, tôi chỉ muốn nói lang băm trong y học.
 Cơ thể của con người có rất nhiều bí ẩn. Ai cũng có thể đi trên đống than hồng 700 độ C mà không bị bỏng, hoặc đi trên mảnh chai lởm chởm mà không bị chảy máu nếu được hướng dẫn cụ thể. Ai cũng có thể liếm lưỡi vào con dao nung đỏ mà chẳng hề hấn gì nếu được hướng dẫn đúng cách và được chuẩn bị tinh thần đầy đủ (xin mọi người đừng thử nếu không được người hiểu biết hướng dẫn).
Chữa bệnh cho con người có nhiều cách, trong đó tạo được niềm tin cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng nhưng chưa đủ, cần phải chẩn đoán chính xác bằng bắt mạch,nghe bệnh nhân mô tả bệnh tình, nhìn thần sắc, mầu da, nước tiểu để chẩn đoán chính xác và kê toa…theo dõi chuyển biến trong quá trình bệnh nhân uống thuốc để điều chỉnh thuốc phù hợp theo quá trình chữa bệnh. Điều này phải được thể hiện rõ trong toa thuốc căn bản và những hiệu chỉnh kèm theo. Đây là điều được quy định từ thời còn chế độ phong kiến không thể thiếu và bắt buộc phải có, nó là cơ sở là bằng chứng thể hiện trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Trường hợp không may người bệnh qua đời, quan tòa thẩm phán còn dựa vào đó để phán xét mức độ phạm tội của người thầy thuốc (nếu bị thưa kiện).
Hiện nay do chính quyền ít quan tâm đến đông y cho nên xảy ra nhiều trường hợp bát nháo, hầu hết các nhà thuốc đông y đều không kê toa thuốc (họ viện cớ giữ bí mật nghề nghiệp) các nhà thuốc 100% vốn nước ngoài “cheng xủng xẻng” đua nhau mọc ra, bày bán toàn những vị thuốc ngoại mà chắc ở cõi trời mới dễ kiếm, chữ viết thì toàn que gậy đan chéo nhau mấy ai hiểu, thầy thuốc thì toàn xoong thủng chảo thủng, phiên dịch thì gương mặt đăm chiêu đầy vẻ quan trọng nhưng trách nhiệm hầu như mới đạt đến mức độ là nhận tiền và cắt thuốc, không lo về hậu quả công việc. Có nhiều người khỏi bệnh nhưng cũng rất nhiều người mất tiền và thời gian nhưng bệnh thì chẳng thấy ra đi. Đấy là do chúng ta không có phương sách quản lý mà thôi, nhà nước không thu được thuế, Thầy lang tốt và lang băm khó bề phân biệt, không kiểm soát được tính nhân đạo và trung thực của các thầy thuốc, dân thì tiền mất tật mang kêo ai???
Những lương y miệt vườn cũng có một số người có biệt tài chữa bệnh thật sự nhưng không phải là tất cả. Những người có học vấn cao siêu và có tâm cứu người, có tài năng xuất chúng thật sự thì người ta vẫn có lý giải cho những người đồng môn hiểu mà không thể theo kịp. Ví dụ về giáo sư Nguyễn Tài Thu (Trước ông, cùng thời với ông và sau ông, có bao nhiêu người cùng học cùng làm nhưng mấy ai giỏi được như ông, bố tôi cũng đã từng học và công tác cùng ngành nhưng phải tâm phục ông). Tuy nhiên tài năng hành nghề thầy thuốc phải đi cùng đức độ của người thầy. nếu chỉ nghĩ đến tiền thì danh tiếng rồi sẽ bị phai nhòa.
Còn những người nhân danh thần thánh mà không lý giải cho người đồng môn hiểu được nguyên tắc chữa bệnh của mình thì khó mà tin tưởng được. Hiện tại cũng không ít người mượn danh thần thánh để kinh doanh bất chấp hậu quả… nghĩ mà buồn cho nhân tình thế thái.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Một câu nói dịu dàng

Truyện kể: "Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp vặt hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không muốn đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng chỉ có thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
... Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng... Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: "Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt!"... Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: "Đến đây Tige!". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!".
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẩy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!". Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: Cảm giác tự trọng.
Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng".
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: "Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".

Adlai Albert Esteb

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Học giả học thật

Chọn người tài
Trang Tử yết kiến vua nước Lỗ là Ai Công. Ai Công nói:
- Nước Lỗ của ta có nhiều nho sĩ, song không ai được như tiên sinh.
Trang Tử đáp:
- Tôi lại thấy nước Lỗ rất ít nho sĩ.
Ai Công cả giận mà rằng:
- Khắp nước Lỗ của ta, người mặc áo nho sĩ rất nhiều. Sao ngài lại bảo là ít?
Trang Tử từ tốn trả lời:
- Thần nghe nói nhà nho nào đội mũ tròn thì biết xem thiên văn. Người nào đi giày vuông lại thông tỏ địa lý. Còn ai đeo ngọc quyết trên cổ là biết xử sự, quyết đoán. Bây giờ muốn biết trong số ấy ai là người có thực tài, nhà vua hãy ban một sắc lệnh: Kẻ nào không phải nhà nho thật sự mà ăn mặc như trên thì sẽ bị xử chém.
Nghe lời Trang Tử, Lỗ Ai Công liền ban lệnh đúng như vậy. Chỉ sau ít ngày, cả nước Lỗ không ai dám mặc y phục nhà nho nữa. Duy nhất có một ông lão mặc y phục nhà nho chỉnh tề đến trình diện nhà vua. Lỗ Ai Công liền cho mời vào hỏi việc nước. Quả nhiên ông lão đó học vấn rất uyên thâm, trên thông thiên văn-dưới tường địa lý, đúng là một nhà nho chân chính.
Lỗ Ai Công thán phục cách thử tài này lắm, bèn hỏi Trang Tử:
- Sao ngài có cách thử tài thần diệu thế? Giúp ta không tốn mấy công sức mà phân biệt được ngay thật giả.
Trang Tử cười mà nói rằng:
- Tâu bệ hạ! Có gì ghê gớm đâu. Thần chỉ học cách làm của một nước láng giềng thôi. Mấy năm vừa qua nước họ cũng xuất hiện nhan nhản tiến sĩ. Nhưng đến khi một quan chức cấp cao yêu cầu đã là tiến sĩ thì phải xuất trình công trình khoa học. Vậy là chỉ có vài chục phần trăm xuất trình được. Số còn lại đều là tiến sĩ mua, tiến sĩ… giấy cả!
Lỗ Ai Công nghe xong liền gật gù:
- Nếu vậy thì ta cũng đỡ xấu hổ. Có điều là đã đến lúc phải thắt chặt lại kỷ cương học tập. Kẻo sẽ di hoạ đồ giả về sau, làm mất uy danh của dân tộc, làm đói nghèo cả đất nước!

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

một ngày mới

Hôm nay lần đầu thương thảo HĐ gói thầu Chế tạo cột với Cty CP Thành Long cho ĐZ 500kV Vĩnh Tân- Sông Mây.
Nói chung là củ chuối.Nó khoe quen toàn BCT , hãi vãi, khiếp, sao mà mấy ông to bà lớn dễ nhỉ

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Người Nhật

Mấy ngày nay, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn, nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất, làm cho một người lớn như tôi - từng có bằng tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) - cũng phải suy nghĩ về bài học làm người.
Hôm kia, tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp Hội Tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng, tôi chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn, nên mới lại hỏi thăm.
Cậu bé kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục, thì động đất và sóng thần đến. Cha của cậu làm việc gần đó, đã chạy đến trường. Từ ban công lầu 3 của trường cậu bé nhìn thấy chiếc xe và cha em bị nước cuốn trôi, 100% khả năng là chết rồi. Hỏi mẹ đâu, cậu bé nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe tôi hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy nó lạnh run lập cập, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.
Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi, mới học lớp 3 đã có thể dạy một người có ăn có học từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Tôi nghĩ, một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của vị thiền sư phụ của tôi ở Tokyo trước khi lâm chung dạy lại cho tôi, đó là “Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, tâm vô sở cầu thị Phật”. tức là
"Cuộc đời là giấc mộng, đừng bàn luận chuyện tâm, tâm không mưu cầu tức là Phật" Cái sự hy sinh vì người một cách vô ngã của đứa nhỏ 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được. Tôi nhường khẩu phần ăn tối của tôi cho thằng bé để nhận của nó một lời cảm ơn, còn nó cho đi cả buổi ăn tối của nó một cách vô tư  không so đo, dù nó đói còn thê thảm hơn tôi nhiều và chắc còn phải đói nhiều trong cả cuộc đời vì không gia đình nữa.
Hiện tại tôi đang được tăng phái công tác hỗ trợ cho cảnh sát tỉnh Fukushima, chỗ tôi đang làm cách Nhà máy điện hạt nhân Fukushima  khoảng 25km. Ký giả của Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc Vương Hy Văn hôm qua theo tôi một ngày để lấy tin, khi đi ngang qua một ngôi nhà bị sập mà tiền giấy có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ướt nằm tứ tán cả bãi đất, chắc cũng vài chục triệu yen, nhưng không ai đưa tay nhặt. Phóng viên này đã phải thốt lên: “50 năm nữa  kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại”. 

Nguồn từ internet

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

câu đối vui

“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”
(Hồ Xuân Hương)

“Tối ba mươi pháo nổ đì dùng, co chân đạp bần cùng ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay nâng Phú quý vào nhà"
(Nguyễn Công Trứ)

“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc Ồ ! Xuân !”

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân.

Niên hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên.
(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.)


Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !

Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.

Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
(Nguyễn Công Trứ)

Ðắp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.

Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượu tràn túy lúy, ái chà Xuân.

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.
(Nguyễn Công Trứ)

Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
(Tú Xương)

Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.

Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
(Nguyễn Khuyến)

Đêm 30 nghe pháo nổ... Đùng !... ờ ờ... Tết
Sáng mùng 1 thấy hoa đào… nở !... á à... Xuân

Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha

Tết với chả xuân, sáng mì gói tối mì gói, sợ vợ buồn ngán mà không bỏ nuốt vội để mà no
Dậu rồi thì Tuất, xưa kéo cày nay kéo cày, lo chủ đuổi mệt chẳng dám ngưng làm nhanh không mất việc.

Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.

Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.

Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.

Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.

“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”
(Trời thêm tuổi mới, năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn, phúc khắp nhà)

Nhân tài như lá mùa xuân

Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc đã viết trong Bình ngô đại cáo: “Tuấn kiệt như sao buổi sáng, nhân tài như là mùa thu”
Khi xem trang IMO (phần thống kê giải thưởng toán olimpic quốc tế). Theo bảng thống kê kết quả từ đầu đến nay, Đoàn Việt Nam luôn nằm trong tốp mười nườc giỏi nhất thế giới. Với tài năng của lớp trẻ, tôi thấy chính sách định hướng đi tắt đón đầu để phát triển kinh tế theo kịp các nước quanh ta không phải là gánh nặng quá sức cho lớp trẻ trong tương lai. Thực tế cho thấy lớp trẻ của nước ta quá giỏi, cho nên tôi khẳng định ở Việt Nam ta nhân tài nhiều như lá mùa xuân, (Vào link xem chi tiết ).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Olympic_To%C3%A1n_h%E1%BB%8Dc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
       http://www.imo-official.org/results.aspx
Năm 1998, khi có dịp qua Thái Lan công tác. Đi từ thành phố xuống nông thôn của họ, cho dù không thể cảm nhận hết sự khác biệt hai nền kinh tế, tôi sơ bộ thấy rằng: Nền kinh tế của họ đã phát triển và đi trước ta khoảng 20 năm. Năm 2003 sang Thái Lan lần 2. Bàng hoàng hơn, tôi ước tính họ đã bỏ xa mình khoảng 30 năm (xét theo suy nghĩ cá nhân, so sánh về một số chi tiêu như GDP, hạ tầng, công suất lưới điện…). Vậy thì không biết họ hay ta đã tìm được đường đi tắt. Còn so với Nhật Bản hay Hàn Quốc thì không biết nói sao cho vừa, khó quá….
Thái Lan bắt đầu tham gia thi toán OLIMPIC quốc tế vào năm 1989, mười bốn năm sau, (2003) lần đầu tiên đoàn của họ mới được 1 huy chương vàng. Thủ tướng đích thân ra sân bay đón đoàn, trao giải, trao học bổng, vinh danh thí sinh nhận được huy chương vàng là niềm tự hào dân tộc, đó là em Thanasin Nampaisarn . Nhưng kết quả những năm sau vẫn đì đẹt theo sau Việt Nam ta một khoảng cách xa. Các nước khác trong khu vực như Singapo, Malaixia thì còn bỏ xa hơn nữa. Thời gian trôi qua và họ đã vươn lên, trong 4 năm gần đây, kết quả thi của Thái Lan đã bỏ xa ta, Singapo cũng đã vượt ta rồi, phải chăng bắt đầu thời kỳ thoái trào?????
Học sinh Việt Nam chiếm được rất nhiều huy chương vàng ở các kỳ thi OLIMPIC quốc tế, Tôi cảm thấy với Việt Nam, giật huy chương vàng là điều bình thường. Nhưng thử hỏi kết quả sau đó được bao nhiêu người thành danh như tiến sĩ “Ngô Bảo Châu”. Thử hỏi HS nổi tiếng nhất được giải thưởng đặc biệt về toán OLIMPIC của Việt Nam ta là ai? Xin trả lời đó là Lê Bá Khánh Trình, hiện nay làm giáo viên trường năng khiếu TPHCM, sống âm thầm, lặng lẽ, an phận gõ đầu luyện thi cho học sinh. Cho đến giờ chưa có một nghiên cứu đóng góp nào đáng giá hơn tấm huy chương vàng OLIMPIV. Nghe nói lý lịch là con của một giáo viên thuộc chế độ cũ.
Phải chăng chúng ta chỉ chăm chú luyện gà đá mà thiếu một chính sách đào tạo và nuôi dưỡng nhân tài thật sự. Phải chăng chúng ta vẫn còn sợ hãi không khuyến khích cho các em ra nước ngoài học tập rồi không hẹn ngày về. Cuộc sống là một hành trình dài, dù bạn đi đâu về đâu thì nơi chôn nhau cắt rốn, nơi quê hương đất nước vẫn luôn chiếm một khoảng trong tâm hồn của bạn, thậm chí khi die rồi vẫn còn muốn đem nắm xương tàn về yên nghỉ nơi quê hương, vậy thì sao ta lại sợ họ không quay về. Khi họ cảm nhận được đủ về kiến thức, chắc chắn họ sẽ quay về nếu chúng ta rộng mở và tạo thuận lợi cho họ phát huy tài năng. Phải chăng ta không thể tạo cơ hội cho họ? chưa có chính sách đào tạo nhân tài phù hợp? cơ chế làm việc hiện nay trong các cơ quan nhà nước không có chỗ để phát huy hết được tính tư duy sáng tạo của nhân tài???? Cái thời bao cấp, cái thời lí lịch qua rồi, giờ đây cần phải quan tâm thật sự và toàn diện đến các tài năng của lớp trẻ để thực hiện mục tiêu chung là phát triển đất nước.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Tâm đắc

"Nhân bất học bất tri lý      Ngọc bất trác bất thành khí"

Mọi lý thuyết chỉ là mầu xám
Mà cây đời thì mãi mãi xanh tươi.
Trí tuệ lớn lên trong tĩnh lặng
Tính cách trưởng thành trong giông tố
Không có tình yêu nào vĩnh cửu
Mà chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu...(W.goeth)
Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua.  Nó là một hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước một…
''Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.''
Vạn sự thủy lưu thủy,
Bách niên tâm ngự tâm.
Cảnh vật là vô thường biến đổi, tất cả hiện tượng chỉ như dòng nước chảy không bao giờ dừng nghỉ- họa chăng còn rớt lại trên vết thời gian một chút dư âm trăm năm lòng nhủ lòng.
"Xưa nay đạo học không có con đường tắt
Mà nhà tranh vẫn hay có những bậc hiền tài"

tế suy vật lý tu hành lạc
hà dụng phù danh bạn thử thân?

Cơm ăn mỗi bữa một lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền.
Văn phi sơn thuỷ vô kỳ khí                                                                              
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Tào khang chi thê bất hạ đường
Bần tiện chi giao mạc khả vong.
Bần cư náo thị vô nhân vấn
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm.
Giai nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
Ngôn bất đồng tâm bán cú đa.
Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng.
Vật vị THIỆN tiểu nhi bất tác
Vật vị ÁC tiểu nhi bất hành

Nghĩa là: Chớ thấy việc THIỆN nhỏ mà không làm; chớ thấy điều ÁC nhỏ mà làm.
Nhiều người tự hào nhà nghèo mà học giỏi nhưng cũng tự hỏi xem tại sao học giỏi mà vẫn nghèo.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

nguồn gốc tên SATO

Tôi tên thật: Nguyễn Văn Sắt, Kỹ sư XD, công tác tại PMB of Ham Thuan-Đa Mi thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam(EVN). Biệt danh SATO.
Năm 1996, khi EVN được nhà nước bảo lãnh, đã triển khai thi công Dự án thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi nằm trong phạm vi tỉnh Lâm đồng và Bình Thuận. Vốn vay ODA của Nhật Bản. Chúng tôi cũng nhờ vậy được tiếp xúc và làm việc với các chuyên gia Nhật Bản. Người Nhật rất trọng danh dự nhưng họ tâm phục nếu mình chứng minh ý kiến của họ chưa đúng. Tiếc là một số LĐ tầm thấp của ta quen kiểu gật đầu vì luôn quan niệm “Chúng nó là chuyên gia, phải giỏi hơn mình” , cái kiểu quan niệm như vậy có thêm một lợi thế là (kết quả tốt thì cùng báo cáo thành tích, kết quả dở thì tại chuyên gia, không phải em). Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm …, nói không hết, tôi chỉ muốn giới thiệu cái tên SATO, một biệt danh vô tình từ cách phát âm tiếng anh của người Nhật.
Khi nhà thầu KUMAGAI của Nhật Bản trúng thầu thi công xây dựng nhà máy TĐ Hàm Thuận, họ có hợp tác với Quatest3 để thí nghiệm một số loại vật liệu chuẩn bị đưa vào công trình. Mister  ISHI, một chuyên gia Japan đến mời tôi đi kiểm tra và xin phép bận việc nên đã cử một chuyên gia (VIC) người PHILIPIN đón tiếp tại văn phòng ở TP. HCM (Thái văn Lung Q1) và trình chi tiết kết quả tests.
Khi tôi đến nơi, gặp Mr VIC (lúc đó chưa biết nhau) đang tán tỉnh qua điện thoại với một cô bé nào đấy, chân gác lên bàn, mặt quay vô vách. Tôi vào phòng, hắn liếc nhìn, tôi gật đầu chào rồi ngồi xuống ghế chờ đợi. Khoảng 15 phút không thấy ai tiếp mình bèn gọi cho ISHI, hắn liền gọi cho VIC và hỏi tại sao? lúc này VIC mới cuống cuồng và xổ ra một tràng liên thanh “very sorry” vì hắn cứ tưởng Mr SATO là người Nhật chứ không  nghĩ là người Việt. Té ra Mr ISHI phát âm tên tôi thì chữ cuối T phát âm dài ra làm cho thằng PHI hiểu nhầm. Thế là vô tình, tôi có một biệt danh mới: SATO. Sau lần đó. Tất cả đám đối tác đều gọi tôi là SATO.
Thời gian xây dựng công trình từ 1996 đến 2000 thì quyết toán xong. Tôi học được ở họ rất nhiều điều nhưng không hoàn toàn vô tâm đến mức điều gì cũng gật.
Đời thật trớ trêu: Khi mình cố gắng bảo vệ quyền lợi của Việt Nam thì lại bị coi là cái gai, còn một số người khác thì được cho là có triển vọng. Khi thi công xong hai công trình trên, dựa vào các điều khoản hợp đồng và thực tế thi công, các nhà thầu đã tổng hợp Clams (khiếu nại) lên tới 180 triệu USD đòi bồi thường. Phạm vi công việc tôi phụ trách bị khiếu nại hơn 7 triệu USD. Trong quá trình theo dõi quản lý thi công, tôi tập hợp được tất cả những tài liệu cần thiết để chứng minh lý do nhà thầu khiếu nại không phù hợp. Sau khi đấu lý, phần khiếu nại mà tôi thụ lý có kết quả là ZERO tiền phải trả. Một số cán bộ khác, không có đủ cơ sở lý luận và bằng chứng nên đã phải đồng ý trả cho nhà thầu tổng giá trị là khoảng 20 triệu USD, (một giá trị không nhỏ) để chi trả cho những lý do mơ hồ. Rồi thanh tra, kiểm toán, rồi tất cả phải dùng nhiều phương cách để giải trình,cuối cùng cũng ok!!!
Thời thanh niên sôi nổi, những tưởng mình đã làm nên một kỳ tích, nhưng cũng giống như ở TD Thác Mơ (khi tất cả các hạng mục khác đều phát sinh khối lượng nhiều, chỉ riêng hạng mục tôi quản lý là giảm giá trị do khối lượng quyết toán giảm) Các cụ nói phải: Xấu đều còn hơn tốt lõi. Chính mình bị cô lập trong tập thể mình, chẳng hiểu lý do gì???và mãi không lên được bất kỳ vị trí nào, đối tượng khoảng 15 năm mới được kết nạp ĐV. Chắc là do dở hơi, không nắm hết ý chỉ của lãnh đạo, hoặc không tức thời....Rồi cảm thấy như vô hình, lúc nào cũng cảm thấy có áp lực với chính mình từ mọi phía mà không rõ nguyên nhân, dẫn đến sức khỏe suy giảm rồi mất ngủ triền miên cho dù tôi vẫn thường xuyên tham gia thể thao. Để thoát khỏi tình thế, tôi đã chọn đường tẩu vi sang đơn vị khác sau khi kết thúc tốt đẹp15 năm đối tượng Đ, vẫn thuộc EVN, giờ chỉ còn mình tôi nhớ biệt danh này để làm kỷ niệm một thời.

Cũng may, ở nơi làm mới, cách xử lý công việc của lãnh đạo thể hiện có văn hóa cao, cảm ơn đời

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

câu chuyện cảm động

Tôi không thích tư tưởng của nhà cầm quyền Trung quốc, nhưng tôi rất trân trọng những người dân có nhân cách tốt của Trung quốc                                                                                         Nguyễn Văn Sắt”
 Chuyện cô bé 16 tuổi làm cảm động cả trời đất

Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.
Cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.
Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.
Tôi là con ruột của gia đình này
Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.
Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.
Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.
Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.
Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.
Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:
- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.
Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.
Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.
Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.
Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.
Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.
Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:
- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi
Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.
Mẹ Xuân Linh bỏ đi, nguồn kinh tế của gia đình lại mất hẳn chút hỗ trợ cuối cùng. Ông bà nội đều thở dài, bố dượng gạt nước mắt, các anh trai Xuân Linh cũng lo âu, cả nhà rơi vào tình trạng thấp thỏm bất an, buồn thảm. Những người làng an ủi cô bé:
- Ở đây cháu không có người thân, hay là cháu quay về nhà ông bà ở bên Phạm Trạch đi!
- Không, cháu không đi được, mẹ cháu bỏ đi rồi cháu không thể cũng bỏ đi nốt!
Xuân Linh nói với bố dượng:
- Bố ạ, mẹ con bỏ đi rồi, là mẹ con nhẫn tâm; nhưng con hứa con không bao giờ bỏ nhà đi, con sẽ ở lại đây cùng vượt qua hoạn nạn với mọi người, từ hôm nay con xin được là con đẻ của bố!

Năm đó, Xuân Linh mới 12 tuổi, đổi từ họ Thái sang họ Thẩm.
Làm đồng, việc nhà, chăm sóc người lớn, tất cả mọi việc Xuân Linh đều gánh vác, cô bé làm việc như một phụ nữ thực thụ trong một gia đình nông dân, thức dậy lúc mặt trời mọc, trời tối hẳn mới nghỉ ngơi, cẩn trọng tính toán từng món một trong gia đình để lo liệu qua ngày.
Xuân Linh biết, để gia cảnh đỡ khó, thì sức khỏe của bố phải tốt lên, cho nên vào những lúc nông nhàn, cô bé không quên chăm sóc chu đáo cho bố. Mùa hè năm 1996, thời tiết nóng bức, bệnh tình bố dượng cô nặng lên, Xuân Linh quyết định đưa bố lên nằm viện trên thành phố Tề Ninh.
Thu xếp xong việc nhà, cô kéo bố lên thành phố chữa bệnh. Đường đất 80 km, cô kéo xe hết đúng hai ngày một đêm. Khi đến nơi, chân cô đã lở ra, vai kéo sưng u lên một cục lớn.
Để tiết kiệm tiền, Xuân Linh đã ngủ trong nhà để xe đạp của bệnh viện, người trông xe tưởng cô là ăn mày, đã mấy lần xua cô ra ngoài. Xuân Linh đành kể hết sự tình, ông già trông xe cảm động quá, không chỉ cho cô mang chiếc xe kéo đặt vào tận bên trong nhà xe, còn kiếm cho cô một cái màn chống muỗi.
Dưới sự chăm sóc của con gái nhỏ, bệnh của bố dượng cô dần ổn định hơn, cô lại kéo bố về quê trên chiếc xe ấy.
Vừa về đến quê, là vào vụ thu hoạch lúa mạch, các anh đều đang ở trường, ông bà nội chỉ có thể giúp cô nấu cơm và bó những túm lúa, thế là hơn bảy mẫu đất lúa mạch đang chín, lại một mình Xuân Linh cắt. Để kịp thu hoạch, suốt mấy ngày liên tục cô bé ngủ lại ngoài ruộng lúa, mệt tới mức không chống đỡ nổi nữa thì nằm ngủ luôn trên lúa mạch, ngủ dậy lại cắt tiếp.
Vì quá lo lắng, lại vì lao lực, miệng Xuân Linh nở những mụn nước nhỏ, tay chân xước máu. Thật sự cô bé đã kiệt sức, còn lại hai mẫu lúa mạch nữa.
Đều là lương thực gia đình trông vào đó!
Cô bé bất lực đứng giữa ruộng lúa mạch khóc nức nở không thành tiếng, khóc tới mức hàng xóm chung quanh thấy thương hại quá, bèn tới năm tay mười tay giúp cô gặt nốt mảnh ruộng.
Đợt thu hoạch khó nhọc đó đổi lại được lương thực đủ ăn cho cả gia đình.
Anh thứ hai đã đỗ kết quả rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học, nhờ kết quả đó, anh được tuyển vào trường đại học Đồng Tề ở tận Thượng Hải.
Cầm giấy báo nhập học của anh thứ hai, Xuân Linh chạy như bay về nhà quên hết mệt nhọc, nhảy lên vui sướng. Nhìn đứa em gái vừa bé vừa đen, người anh thứ ba là Thẩm Kiến Văn rớt nước mắt tủi thân vì thi trượt đại học.
Thẩm Kiến Văn buồn rầu nói:
- Anh xin lỗi, em đã vất vả vì cả gia đình, mà anh lại thi trượt!
Vừa nói anh ba vừa khóc. Xuân Linh hốt hoảng nắm lấy tay anh:
- Năm nay thi trượt thì năm sau thi tiếp, anh đừng nản chí như thế!
Thẩm Kiến Văn quyết định không thi đại học nữa, ở nhà kiếm sống giúp em gái. Xuân Linh không đồng tình:
- Em chịu vất vả cũng chỉ vì muốn các anh học lên đại học mà thôi! Anh thất bại là em cũng thất bại!
Ba nghìn Nhân dân tệ học phí là gánh nặng quá lớn với cả gia đình. Vào lúc bất lực ấy, Thẩm Xuân Linh nghĩ đến chuyện đi bán máu.
Lần thứ nhất đến nơi bán máu, vì quá nhỏ tuổi, bác sĩ không đồng ý!
Lần thứ hai, cô nói dối tuổi mình, cuối cùng được bán 200 ml máu. Cầm được 400 tệ tiền bán máu, nỗi buồn bã của cô vẫn không bớt đi. Vì 400 tệ so với 3.000 tệ thì còn quá ít ỏi. Như cốc nước hắt vào đống lửa, chả thấm vào đâu.
Ba ngày sau, cô quay trở lại trạm y tế. Lần này, nói kiểu gì bác sĩ cũng quyết không lấy máu của Xuân Linh. Quá lo lắng, cô đành quỳ xuống cầu xin bác sĩ, và kể cho ông biết lý do.
Bác sĩ trầm ngâm rất lâu, cuối cùng ông thở dài bảo:
- Thôi được, chỉ một lần này thôi nhé! Lần sau cháu đừng đến đây nữa, cháu còn quá nhỏ, cơ thể còn đang phải lớn nữa!
Ông bác sĩ chỉ rút một lượng máu rất nhỏ tượng trưng, rồi móc túi ra đưa cho cô 700 tệ, làm Xuân Linh vô cùng cảm động.
Về nhà, Xuân Linh đưa tiền cho bố dượng, bố vội hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế này, cô nói dối là đi vay người ta.
Bố cô cầm tay con xem xét, lại móc từ túi cô ra hai tờ giấy bán máu.
Cả nhà cô đều kinh hãi.
Nhưng số tiền đó còn lâu mới đủ được, dù chỉ một nửa học phí cho người anh.
Bố dượng cô quyết định bán đi một phần mảnh đất từ ngôi nhà cũ của họ, ông bà nội cũng bán ba cây dương vốn định dành gỗ để đóng quan tài cho ông bà sau này. Khi bố dượng không đồng ý bán ba cây dương, ông bà nói:
- Máu của Xuân Linh còn không tiếc, chúng tôi còn cần quan tài để làm gì nữa!
Dưới sự nỗ lực của toàn gia đình, tiền học cho anh hai, anh ba cuối cùng đã thu xếp xong. Để anh Thẩm Tiến Quân có thứ để lên trường, suốt mấy tối liền Xuân Linh thức khuya khâu vỏ chăn mới và giầy vải cho anh.

Vào lúc lên đường, Xuân Linh ra bến xe tiễn anh, cô nói:
- Anh ạ, nhà mình tuy nghèo, nhưng khảng khái, anh phải học cho ra học, anh đừng lo lắng chuyện ở nhà, cũng đừng tự khắc nghiệt với bản thân mình quá, anh cần tiền tiêu cứ viết thư về cho nhà nhé, em sẽ lo cho anh!
Thẩm Tiến Quân không nén được, ôm lấy đứa em nhỏ vào lòng, cảm động trào nước mắt.

Có thể bỏ rơi cha, không được phép bỏ rơi em
Những người anh lên đường đi học rồi, Xuân Linh bắt đầu tính toán xem làm cách nào kiếm tiền để chữa bệnh cho bố, lo học phí cho các anh trai. Ban đầu, cô định theo chân các chị trong làng ra ngoài đi làm kiếm tiền, nhưng ở nhà còn hai người già và một người bệnh đều cần chăm sóc, cô chỉ có thể ở lại. Cân nhắc kỹ, cô quyết định trồng bông.
Trồng bông không giống như trồng những cây khác, không chỉ phí sức trồng trọt, ngay khoản phun thuốc sâu cho bông cũng rất nguy hiểm, nhưng Xuân Linh tính nhẩm ra, một năm trồng bông có thể thu lãi được 8-9 nghìn Nhân dân tệ (16-18 triệu VND), cô không trù trừ bắt tay vào làm ngay.
Cô háo hức trồng xuống cây bông, nhưng chẳng mấy lâu, khu vực Lỗ Tây Nam (mấy huyện thuộc Sơn Đông) gặp dịch sâu xanh trên lá bông (Helicoverpa armigera) tràn tới, vụ dịch làm Xuân Linh cuống quýt, cô bé người còn chưa cao bằng ngọn cây bông đã cõng bình xịt thuốc sâu nặng hơn 20kg sau lưng đi dọc ruộng bông để xịt thuốc.
Cô nghe người ta nói, lúc chính ngọ thời tiết nóng nực nhất, là lúc trừ sâu có hiệu quả lớn nhất. Cô liền chọn lúc giữa trưa nắng to đi phun thuốc sâu, mặt trời rát bỏng trút nóng xuống cánh đồng bông hầm hập như một lò hấp khí nóng, làm Xuân Linh không thở nổi. Cô chỉ có thể chạy phun một hàng rồi chạy ra hít thở không khí. Một ngày vào lúc chính ngọ, vì thùng thuốc sâu bị rò chảy, cô trúng độc, ngất đi.
Người làng khiêng Xuân Linh về. Lúc tỉnh lại, cô không để ý đến sự ngăn cản của người bố nằm liệt giường, lại đòi chạy ra ruộng bông luôn. Năm đó, bông được mùa thu hoạch lớn, nhưng vì thế mà giá thu mua bị dìm xuống rất thấp, và Xuân Linh vẫn không thể kiếm được khoản tiền như cô mong muốn.
Đầu óc thông minh của Xuân Linh lại suy tính, cô đang nghĩ có cách nào kiếm được tiền nhanh nhất. Lúc nông nhàn, cô đã từng theo người làng đi thu mua hoa hòe, cành liễu (dùng như sợi bàng, sợi chiếu cói của VN), cũng từng đi bán mũ nan, đậu tương. Sau này, cô nghe người ta nói táo Tứ Thủy ở huyện bên rất rẻ, cô lại cùng ông bác trong làng đi Tứ Thủy buôn táo.
Hàng ngày, sau bữa tối, cô kéo xe kéo lên đường, lúc trời hơi rạng thì tới được vườn táo, chất đầy xe táo rồi quay về ngay. Đàn ông thanh niên kéo một xe, cô cũng kéo một xe. Dọc đường, người ta đều ăn táo giải khát, cô thì chưa từng ăn một quả táo nào, ngay cả những quả dập nát cũng giữ lại phần bố, cho ông bà ăn.
Anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa thấy đứa em 14 tuổi vất vả như thế, quá áy náy, quyết định bỏ học và cũng trốn nghĩa vụ quân sự, ở nhà kiếm sống thay em.
Xuân Linh khuyên anh thế này:
- Em hâm mộ nhất trên đời này là quân nhân, anh ở nhà rồi sau này anh sẽ ra sao? Anh cứ đi đi, em vẫn còn chống đỡ gia đình này được.
Ngày anh tư lên đường, Xuân Linh rút từ trong túi ra một ít tiền lẻ nhàu nát dúi vào tay anh trai:
- Đây là 80 tệ, tiền em dành riêng ra, anh giữ lấy để tiêu vặt, vào bộ đội rồi anh nhớ cố gắng.
Thẩm Kiến Hoa mắt rưng rưng.
Mùa xuân năm 1997 là mùa xuân vui sướng hạnh phúc nhất của Xuân Linh. Tết năm đó, ngoài người anh thứ tư đang ở bộ đội, cả ba anh trai đều quay về nhà ăn tết. Và ai cũng mang quà về cho cô em gái. Người anh cả là sinh viên mang tặng em một bộ quần áo mới, người anh thứ hai cũng là sinh viên tặng em một chiếc khăn màu hồng, người anh thứ ba đang ôn thi cũng mua cho em một hộp kem trang điểm.
Xuân Linh ôm tất cả quà vào lòng vui sướng, nhảy lên cười, lúc đó cô bé quay trở lại vẻ ngây thơ con nít vốn có. Bố gọi ba đứa con trai đến bên giường:
- Các con phải báo đáp cho Linh, vì nó đã quá khổ sở rồi. Ngày sau các con trưởng thành, các con có quyền quên bố đi, nhưng không bao giờ được phép quên Xuân Linh.
Tình thân vĩnh viễn
Công việc nhà nông bận rộn, nhưng Xuân Linh không quên bệnh của bố dượng, hễ có hy vọng, ngại gì đường xa núi cao, cô đều kéo bố đi. Trời xanh không phụ người có công, bệnh của bố dượng đã đỡ hơn rất nhiều, đã có lúc ông chống được gậy đứng lên. Những người anh học hành tấn tới. Anh cả Thẩm Kiến Quốc sau khi tốt nghiệp đại học đã thi đỗ để học tiếp Thạc sĩ.

Người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa đã được vào Đảng trong quân ngũ, được đề bạt lên làm trung đội trưởng. Tháng 9/1997, người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn cũng thi đỗ cao đẳng, được Học viện Đông y Sơn Đông nhận vào học.
Tháng 3/1998, bà nội bỗng dưng bệnh nặng, lúc lâm chung, bà cụ nắm chặt lấy tay Xuân Linh nói: “Xuân Linh, cả đời bà chẳng có gì tiếc nuối, vì đã có một đứa cháu ngoan như cháu, bà chỉ thương xót cháu thôi!” Nói rồi bà lần từ dưới gối ra một chiếc vòng tay bằng ngọc đưa cho Xuân Linh, Xuân Linh không dám cầm. Ông nội nói: “Xuân Linh, đấy là thứ bà nội định để dành cho cháu dâu đầu, nhưng bà nội nghĩ, cái vòng này nên để dành cho cháu, cháu hãy nhận cho bà mãn nguyện đi!”. Xuân Linh nuốt nước mắt rưng rưng nhận lấy.
Sau khi bà nội mất, người anh thứ tư viết thư về, nói sẽ chuẩn bị thi vào trường quân sự, nhưng khi biết bà nội vừa mất, trong nhà đã lo liệu hết tiền, anh bèn quyết định bỏ cuộc. Xuân Linh đọc thư, lo lắng, cô liền tìm người nhờ gửi thư cho anh trai khuyên ngăn, và gửi kèm theo đó 200 tệ, để anh trai mua sách vở ôn thi. Cô nói: “Anh ạ, thi vào trường quân sự là việc lớn cả đời anh, đừng để khó khăn trước mắt làm ngăn cản việc cả đời”.
Đúng lúc đó, mẹ Xuân Linh đã bỏ đi biệt tăm tích lâu nay, bỗng gửi thư về cho cô, thì ra mấy năm nay, mẹ cô bỏ đi rồi đã làm một tờ giấy li hôn giả mạo với bố dượng, rồi sang huyện Bình Dương ăn ở với một ông có tiệm thực phẩm, cuộc sống khá sung túc. Mẹ cô nghe qua người khác mới biết con gái mình mấy năm nay chịu cực khổ vô vàn, trong lòng bà rất ăn năn. Mẹ cô gửi thư tới muốn bảo con gái bỏ sang huyện Bình Dương, hứa sẽ tìm cho cô một gia đình đàng hoàng để gả chồng.
Đọc lá thư của mẹ, Xuân Linh nước mắt dào dạt, rất muốn được sống một cuộc sống đơn giản vô lo của một cô con gái bên cạnh mẹ. Nhưng cô cũng không thể nào bỏ rơi gia đình này, cái gia đình nghèo khổ hoạn nạn, nhưng cả nhà đều chân tình yêu thương cô!
Bố dượng biết con gái khó xử, khuyên cô:
- Xuân Linh, đi tìm mẹ con đi! Bố không trách con, cả nhà ta đã khổ, kéo theo cả đời con khổ theo thì bố không nỡ lòng nào!
Xuân Linh cắn chặt môi, quỳ xuống trước giường bệnh của bố:
- Bố ạ, khổ sở nữa con cũng chịu được, bố đừng đuổi con đi!
Xuân Linh nhờ người viết thư trả lời mẹ rằng, cô không muốn theo mẹ.
Một ngày tháng 9/1998, vì muốn kiếm tiền cho anh trai thứ tư ôn thi, cô lại nghĩ đến việc đi bán máu. Sau rất nhiều lần cầu xin, cuối cùng bác sĩ đã đồng ý, lấy 300ml máu của cô. Vốn thân thể gầy gò yếu ớt vì thiếu dinh dưỡng, giờ Xuân Linh càng yếu. Nhưng cô lấy lại tinh thần, đi ra bưu điện gửi mấy trăm tệ đó cho anh. Lúc liêu xiêu qua đường, vì không còn tinh thần để ý kỹ, cô bị một xe tải lớn chở các cuộn sắt gạt ngã, bánh xe lớn nghiến qua người Xuân Linh.
Tin dữ đến, ông nội cô không chịu đựng nổi, đổ bệnh liệt giường, bố dượng Xuân Linh cũng ngất đi nhiều lần. Người anh thứ ba Thẩm Kiến Văn là người đầu tiên biết tin này, anh chạy về nhà, chỉ còn biết khóc bên thi thể em.
Người anh thứ hai Thẩm Kiến Quân nhận được điện báo, suốt hai ngày đi tàu về không ăn không ngủ, khóc từ Thượng Hải về đến Sơn Đông.
Ở tít tận Tây An, người anh cả Thẩm Kiến Quốc đang học thạc sĩ được tin cũng khóc rụng rời, không thể về dự đám tang được, anh điện về nhà: “Em gái yêu quý, em dùng tấm lòng người mẹ để gánh vác cả gia đình này, dùng đôi vai yếu ớt để dựng lên một niềm hy vọng, cả gia đình mãi mãi yêu em.”
Vừa nhận được giấy báo nhập học của Học viện Lục quân Quế Lâm, người anh thứ tư Thẩm Kiến Hoa cũng đồng thời nhận tin em chết, anh ngã ngất đi trên thao trường. Tỉnh dậy liền vội vã về quê.
Nhưng ở quê, những người chết trẻ vị thành niên không được phép tổ chức đám ma, ngay cả nghĩa trang của dòng họ cũng không được phép vào chôn cùng.
Xuân Linh đến đây sống bốn năm, họ tên thì đã đổi, nhưng hộ khẩu thì không có, ngay cả tư cách là dân chúng của địa phương cũng không có, không được coi là người làng. Nhưng những người già trong làng cảm động trước cuộc đời hiếu nghĩa của Xuân Linh. Người già nói, đứa con gái tốt đẹp thế, chết rồi thì tại sao còn phải để nó phải chịu tức tưởi nữa.
Nhà văn Lưu Hồng, người đã từng đến viết bài phỏng vấn Xuân Linh hồi trước cũng đến dự tang lễ, và viết một bài ai điếu cho cô bé:
“Em, là một đóa hoa giữa thung lũng, một vệt mây ở bên trời, lặng lẽ đến, lại lặng lẽ đi.
Đôi vai nhỏ gánh đầy tình người, tâm hồn nhỏ nâng đỡ cả gia đình, tuổi còn trẻ như thơ như họa, như tơ như khói, lại đầy gian nan khốn khó vất vả.
Em đi rồi, nhẹ như thế, như đám mây bên trời xa, câu chuyện để lại nặng như thế, ân tình cao như núi Thái Sơn...”.
Những người con gái đều có những son phấn của riêng mình, có lẽ Xuân Linh cả đời chưa chạm vào son phấn, nhưng cô vẫn là người con gái đẹp nhất.
Năm 2007, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dự định làm một bộ phim truyền hình 100 tập về 100 tấm gương tốt cảm động thời nay, lấy tên phim là “Câu chuyện của chúng tôi” để giáo dục thế hệ trẻ Trung Quốc, câu chuyện về Xuân Linh sẽ được dựng lại ở tập mười sáu.

nguồn từ internet

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Làng Quỳ Chữ

Xã Hoằng Quỳ nằm ở phía tây của huyện Hoằng Hóa, dọc theo quốc lộ 1A. Địa giới như sau:
Xã có năm thôn (làng) như sau:
·        Làng Qùy Chữ (trước đây còn gọi là làng Kẻ Tổ)
·        Làng Đông khê
·        Làng Phúc Tiên
·        Làng Trọng Hậu
·        Làng Ích Hạ
 Làng Quỳ Chữ
Làng Quỳ Chữ thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia có tên là Kẻ Tổ. Ngày xưa, làng thuộc diện tương đối trù phú, văn võ, giao thương toàn diện. Trong làng có chợ buôn bán nổi tiếng một vùng, có những cái đình lớn như đình Đông, đình Trung, đình Trên. Có những cái nghè rất nhiều tượng đẹp như Nghè Sen, Nghè Trên, quanh làng có những lũy tre xanh bảo vệ. Trên các cánh đồng của làng có nhiều những cồn đất với những bụi cây rậm rạp và có những cây đa lớn nổi tiếng như cây đa Kẻ Được, cây đa Lù Đù, cây đa cồn Cao... hiện diện như những cột mốc của làng. Nhưng từ sau cải cách ruộng đất, chợ buôn bán bị dẹp bỏ, những đình nghè bị tháo dỡ dần để thực hiện kiến thiết một vài công trình vô bổ khác, những tượng phật và những vật dụng trong đình nghè hoặc bị đốt hoặc bị mất mà không được chính quyền quan tâm, rồi những cây đa cổ thụ cũng chịu chung số phận. Những lũy tre làng cũng bị phá bỏ để mở rộng đất cho dân ở và những Cồn đất lớn nhỏ cũng được cải tạo để thành những ruộng lúa bởi vì dân số trong làng tăng hơn trước rất nhiều.
Xã hội phát triển thì làng cũng phát triển nhưng cũng phức tạp hơn nhiều so với trước đây, có nhiều gia đình danh giá có nhiều cháu học giỏi nhưng cũng có những tệ nạn như cờ bạc, xì ke, ma túy, ăn cắp vặt... Năm 2008 làng đã quyên góp tiền phục hồi lại được cái đình Trung, hết khoảng 750 triệu nhưng chưa bằng đình cũ.
Làng có nhiều liệt sĩ trong làng đã cống hiến xương máu cho tổ quốc ở các thời chiến tranh khác nhau, làng đã sản sinh ra anh hùng quân đội, nhiều tiến sĩ và sĩ quan quân đội, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, kỹ sư bác sĩ....có nhiều người con của làng đang hiện diện ở nhiều nơi của tổ quốc.
Thời chúa Trịnh, Làng Quỳ Chữ (nay thuộc thôn Đông Khê) có ông Lưu Đình Chất là tiến sĩ (con của quận công Lưu Đình Thưởng) là mưu sĩ cho chúa Trịnh Tùng và Trịnh Tráng.
Thời xa xưa, làng Quỳ Chữ là một trong những cái nôi  phát triển  của nền văn hóa hạ Sông Mã, có cùng thời với văn hóa Đông sơn, văn hóa núi Đọ…, vào khoảng năm 1982 khi khai quật khu vực Đồng Cáo (phía tây của làng), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di vật thời cổ, có niên đại khoảng vài ngàn năm về trước.
Hiện nay, trong làng có nhiều gia đình khá giả nhưng cũng nhiều gia đình vẫn đói nghèo. Vì sao vậy? một câu hỏi khó có lời giải.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

tình yêu

1. Cảnh nghèo.

Anh là con một, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật. Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn. Ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá rơi dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi. Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!"
Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư! Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa.
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là Chị gái. Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?"
Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
"
Chị ơi, em yêu chị!"
Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi.

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay. Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hoá bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".
Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh? Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.
Nhưng anh vẫn nói: "
Chị, chờ tôi quay về nhé"
Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khoé miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khoé cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này.
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa. Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.
Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết. Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "
Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!"
Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi.

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái. Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?"
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi."
Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
"
Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy."
Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

nguồn từ internet