Nguyễn Trãi,
người anh hùng dân tộc đã viết trong Bình ngô đại cáo: “Tuấn kiệt như sao buổi sáng, nhân tài như là mùa thu”
Khi xem trang IMO (phần thống kê
giải thưởng toán olimpic quốc tế). Theo bảng thống kê kết quả từ đầu đến nay,
Đoàn Việt Nam
luôn nằm trong tốp mười nườc giỏi nhất thế giới. Với tài năng của lớp trẻ, tôi
thấy chính sách định hướng đi tắt đón đầu để phát triển kinh tế theo kịp các nước
quanh ta không phải là gánh nặng quá sức cho lớp trẻ trong tương lai. Thực tế
cho thấy lớp trẻ của nước ta quá giỏi, cho nên tôi khẳng định ở Việt Nam ta nhân tài nhiều như lá mùa xuân, (Vào link xem
chi tiết ).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Olympic_To%C3%A1n_h%E1%BB%8Dc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
và http://www.imo-official.org/results.aspx
Năm 1998, khi có dịp qua Thái Lan
công tác. Đi từ thành phố xuống nông thôn của họ, cho dù không thể cảm nhận hết
sự khác biệt hai nền kinh tế, tôi sơ bộ thấy rằng: Nền kinh tế của họ đã phát
triển và đi trước ta khoảng 20 năm. Năm 2003 sang Thái Lan lần 2. Bàng hoàng
hơn, tôi ước tính họ đã bỏ xa mình khoảng 30 năm (xét theo suy nghĩ cá nhân, so
sánh về một số chi tiêu như GDP, hạ tầng, công suất lưới điện…). Vậy thì không
biết họ hay ta đã tìm được đường đi tắt. Còn so với Nhật Bản hay Hàn Quốc thì
không biết nói sao cho vừa, khó quá….
Thái Lan bắt đầu tham gia
thi toán OLIMPIC quốc tế vào năm 1989, mười bốn năm sau, (2003) lần đầu tiên
đoàn của họ mới được 1 huy chương vàng. Thủ tướng đích thân ra sân bay đón
đoàn, trao giải, trao học bổng, vinh danh thí sinh nhận được huy chương vàng là
niềm tự hào dân tộc, đó là em Thanasin
Nampaisarn . Nhưng kết quả những năm sau vẫn đì đẹt theo sau Việt Nam ta một
khoảng cách xa. Các nước khác trong khu vực như Singapo, Malaixia thì còn bỏ xa
hơn nữa. Thời gian trôi qua và họ đã vươn lên, trong 4 năm gần đây, kết quả thi của Thái Lan đã bỏ xa ta,
Singapo cũng đã vượt ta rồi, phải chăng bắt đầu thời kỳ thoái trào?????
Học sinh Việt Nam chiếm được
rất nhiều huy chương vàng ở các kỳ thi OLIMPIC quốc tế, Tôi cảm thấy với
Việt Nam, giật huy chương vàng là điều bình thường. Nhưng thử hỏi kết
quả
sau đó được bao nhiêu người thành danh như tiến sĩ “Ngô Bảo Châu”. Thử
hỏi HS
nổi tiếng nhất được giải thưởng đặc biệt về toán OLIMPIC của Việt Nam ta
là ai? Xin
trả lời đó là Lê Bá Khánh Trình, hiện nay làm giáo viên trường năng
khiếu
TPHCM, sống âm thầm, lặng lẽ, an phận gõ đầu luyện thi cho học sinh. Cho
đến giờ chưa có một nghiên cứu đóng góp nào đáng giá hơn tấm huy chương
vàng OLIMPIV. Nghe nói
lý lịch là con của một giáo viên thuộc chế độ cũ.
Phải chăng chúng ta chỉ chăm chú
luyện gà đá mà thiếu một chính sách đào tạo và nuôi dưỡng nhân tài thật sự. Phải
chăng chúng ta vẫn còn sợ hãi không khuyến khích cho các em ra nước ngoài học
tập rồi không hẹn ngày về. Cuộc sống là một hành trình dài, dù bạn đi đâu về
đâu thì nơi chôn nhau cắt rốn, nơi quê hương đất nước vẫn luôn chiếm một khoảng
trong tâm hồn của bạn, thậm chí khi die rồi vẫn còn muốn đem nắm xương tàn về
yên nghỉ nơi quê hương, vậy thì sao ta lại sợ họ không quay về. Khi họ cảm nhận
được đủ về kiến thức, chắc chắn họ sẽ quay về nếu chúng ta rộng mở và tạo thuận
lợi cho họ phát huy tài năng. Phải chăng ta không thể tạo cơ hội cho họ? chưa
có chính sách đào tạo nhân tài phù hợp? cơ chế làm việc hiện nay trong các cơ
quan nhà nước không có chỗ để phát huy hết được tính tư duy sáng tạo của nhân
tài???? Cái thời bao cấp, cái thời lí lịch qua rồi, giờ đây cần phải quan tâm
thật sự và toàn diện đến các tài năng của lớp trẻ để thực hiện mục tiêu chung
là phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét