Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

CÂU CHUYỆN VỢ CHỒNG

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.
Nhưng sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.
Những điều khiến chị yêu anh trước đây, nay thấy quá đỗi bình thường. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, dễ bị thương tổn trong tình yêu, khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, như bé gái thèm khát kẹo ngọt. Anh trái ngược với chị, ít nhạy cảm, và không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.
Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi…!” – chị trả lời.
Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải. Sự im lặng của anh càng làm cho chị thất vọng, ngay cả lúc gặp tình huống khó khăn này cũng chẳng có biểu lộ gì?
Cuối cùng anh cũng lên tiếng:“Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”.
Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”.
Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.
“Em yêu!
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.
Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.
“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và lúc em kêu lên khi có sự cố máy tính, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để giúp em phục hồi lại chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em thích đi du lịch, nhưng lại thường bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em dịu cơn đau…
Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết…/.”
Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.
Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, nhìn anh với cặp mắt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.
Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.
                                                                                                            

Sưu tầm trên mạng

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trong các nước tây âu, Israen, Nhật, Mỹ... và ngay cả Trung Quốc, sẽ nhấn chìm tất cả các dân tộc chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Sắp tới chúng ta chỉ có thể làm nô lệ thật sự cho họ nếu chúng ta không tự chủ được công nghệ, không tự lập lãnh đạo quốc gia. Quan trọng hơn, nếu không thay đổi cơ chế, luật pháp không công minh, không có chính sách đúng đắn về phát triển kinh tế, không lựa chọn những tài năng thật sự phục vụ cho đất nước thì chắc chắn dân tộc ta sẽ bị đào thải, muôn đời làm trâu ngựa mà chưa chắc đã yên thân.
Hỡi các ông to bà lớn, nếu không có hành động cụ thể, không chịu thay đổi tư duy lạc hậu, chỉ chém gió linh tinh và ham ngồi ghế quyền lực mà tưởng mình to lớn. Nếu không tỉnh táo, đất nước sẽ suy tàn, lúc đó cả dân tộc lên tiếng nguyền rủa rồi các ông mới ân hận vớt vát vài câu xin lỗi muộn màng, rơi vài giọt lệ để mị dân. Thì lúc ấy đâu còn chỗ cao ghế tốt cho các ông, cũng không còn chỗ cho dân tộc sống trong bình yên nữa. Mong các ông hãy nhìn xa trông rộng mà nghĩ đến dân đến nước.
Ai trong số những ông to bà lớn mà lương tâm trong sáng, hãy dành thời gian để nghĩ cho dân cho nước đi. Những trí tuệ nhân tạo, những công nghệ nano, những sản phẩm và thực phẩm sản xuất từ scan 4D, những big data, tự động hóa ... đang thách thức sự tồn vong của dân tộc ta đấy, các ngài ạ. Đừng say sưa chiến thắng nữa, đừng nghĩ rằng mình trong sạch là đủ, đừng nghĩ rằng mình có quyền là đủ, là đứng trên thiên hạ mà huyễn hoặc nhân dân, cũng đừng nghĩ rằng thần phục TQ là bình yên.
Chỉ những kẻ tiểu nhân mới nghĩ rằng tiêu diệt được đối phương là thoải mái, là hả dạ trong lòng. Cái cảnh nồi da xáo thịt chỉ làm cho đất nước ta ngày càng lụn bại hơn, hệ thống pháp luật lằng nhằng khiến cho ai muốn nổi lên đều bị vi phạm. Ai không làm thì không có lỗi, ai làm càng nhiều thì lỗi càng nhiều. Những kẻ ngậm miệng ăn tiền thì vẫn có chỗ tốt ghế tốt và sướng phây phây.
Những luật pháp, nghị định, thông tư, quy chế, quy định .... nhiều khi chồng chéo, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế theo thể chế thị trường. Để ngay cả những người làm ăn chân chính, không dựa vào thế lực thì cũng không có cửa cho phát triển kinh tế. Những quan chức cỡ trung thì lằng nhằng những quy định quy chế xuống các doanh nghiệp trực thuộc, thích hoạch họe khoe khoang chức sắc, thích thị uy kiếm chác, thích ăn ngon mặc đẹp, thích đi xe ngon, ở khách sạn hạng sang nhưng vẫn leo lẻo rao giảng rằng phải tiết kiệm chi tiêu, phải hiệu quả kinh tế....
Cái thói đạo đức giả trong các ông to bà lớn đến khi nào mới chấm dứt được. Thì khi đó dân ta mới hy vọng phát lên được. Mà chấm dứt được chuyện đó thì vẫn có hướng đấy, nhưng có mấy ông nào dám xung phong từ bỏ quyền lợi của mình. Đất nước đang mong có một nhân tài xuất chúng để thay đổi tình trạng hiện nay của dân tộc.
Hy vọng !