Thế nào là “nỗi quốc nhục”, Trong in-tờ-net, Nhiều
người đã viết và thể hiện chính kiến khi nói về Đại danh từ này, tôi chỉ kể lại
về một sự kiện cụ thể của nước Mỹ hồi chiến tranh thế giới thứ nhất liên quan
đến Trận hải chiến giữa Đức và Anh.
Đây là một
trận hải chiến được đánh giá là lớn nhất trong Thế chiến I. Ngày 31/5/1916, Hạm
đội Grand - Grand Fleet của Hải quân Hoàng gia Anh đã chạm trán với Hạm đội
biển khơi - High Seas Fleet của Đức ngoài khơi bờ biển Đan Mạch trong một cuộc
chiến được gọi là “Trận chiến Jutland”.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, hải quân
Anh quốc thống trị ngoài biển khơi và người Đức cố tìm cách phá vỡ thế cô lập bằng
cách phát triển lực lượng hải quân mạnh để nhằm đối chọi và dành quyền kiểm
soát Đại Tây Dương với quân Anh. Rồi cuộc hải chiến đối đầu bắt buộc phải xảy
ra. May mắn cho người Anh, một điệp viên nữ quen một sĩ quan hải quân Đức và
đánh cắp được tài liệu về mật mã thông tin của hải quân Đức được mã hóa. Thế là
người Anh biết hết đường đi nước tiến của hải quân Đức và quyết định cho người
Đức vào tròng. Lúc này Hạm đội Grand – Fleet của Anh phục gần dải bờ biển Đức và Đan Mạch
nhưng tắt liên lạc hoàn toàn, thay vào đó người Anh lập ra một hạm đội Grand giả
và liên lạc bình thường với hướng hành quân ngày càng xa bờ biển Đức quốc.
Người Đức lúc này đã có một hạm đội mạnh, tuy chưa bằng
hạm đội của Anh nhưng có tính ưu thế hơn là nhiều tầu ngầm. Khi người Đức nhận những
tín hiệu liên lạc cho thấy hạm đội Anh đã đi xa bờ, người Đức quyết định cho hạm
đội bất ngờ ra khơi với mục đích đánh đòn phủ đầu và dành quyền thống trị mặt
biển. Hạm đội Đức từ từ ra khơi tiến đến vùng biển Jutland, gần Đan Mạch thì lọt
vào vòng vây của hạm đội Anh quốc và trận chiến lớn về hải quân nổ ra. Người
Anh với ưu thế về các tàu chiến lớn, Người Đức thì chiếm ưu thế về tầu ngầm.
Hai bên choảng nhau gần một ngày trời bất phân thắng bại, sau đó Hạm đội Anh chạy
về phía tây, hạm đội Đức chạy về phía đông và cả hai đều tuyên bố chiến thắng.
Tuy nhiên khi đúc kết trận đánh thì người Anh bị thiệt hại hơn nhiều, nhưng sau
đó, người Đức không thể đối đầu một lần nữa vì hải quân Anh vẫn còn rất mạnh.
Nước Mỹ lúc này là đồng minh của Anh và đang phát
triển về kinh tế, sức mạnh quân sự thì còn kém. Khi cuộc hải chiến Jutland nổ
ra, tất cả các nước đồng minh trong đó có Mỹ rất quan tâm đến kết quả trận chiến
và luôn điện đàm để tìm hiểu thông tin. Các nhà quân sự Anh ban đầu muốn báo tin
thắng trận, các nhà tài chính bất ngờ có ý kiến xen ngang vào: Cứ báo là thua trận, ngày mai đính chính lại
là thắng trận. Thế là tin thua trận được báo đi và báo chí đăng tải Hải quân Anh bị thua trận, giá các cổ phiếu
trên thị trường Mỹ ngay sau đó sụt giá thê thảm, các tài phiệt Anh quốc lặng lẽ
thu về. Ngày hôm sau, một tin đính chính từ Bộ tư lệnh hải quân Anh khẳng định là nước Anh thắng trận, giá cổ phiếu
lại leo lên thậm chí còn cao hơn giá vài ngày trước đó. Thế là người Anh trong
vòng một ngày đã vơ về khoảng 5 đến 6 tỷ USD, nghe nói các chính trị gia và quân
sự của Anh quốc đều có phần thưởng nhưng người nữ điệp viên đã lấy cắp tài liệu
về tín hiệu liên lạc thì chỉ được một tờ giấy khen.
Thông tin đó đã tạo một sự tổn thất tài chính quá lớn
với nước Mỹ lúc này, một số nhà chính trị tài chính Mỹ đã phải thốt lên rằng: “
Đó là nỗi quốc nhục”. Chúng ta thua
ngay trên sân nhà chỉ vì quá tin người, thiếu thông tin tình báo chính xác, thiếu
lực lượng quân đội mạnh… và rồi đó là một trong những động lực cho các nhà lãnh
đạo Mỹ sau này đã tận tâm vực nước Mỹ trở thành nền kinh tế hùng cường nhất thế
giới.
http://hanhphucmongmnah.blogspot.com/
Mời Anh sang tham quan nha .
ĐC : nhà của NH. rảnh anh qua chơi nhé!
nỗi buồn nhược tiểu! huhu...
Chúc bạn đầu tuần có nhiều niền vui.