Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Binh Thư

Binh học Trung Quốc đã phôi phai từ thời Thượng cổ, ngay từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế (2697 – 2205 trước Tây lịch kỹ nguyên ) đã có cuốn Huỳnh Đế binh pháp. Đến đời Chu, Hán, Đường, Tống, Minh và Thanh, bất luận triều đại nào cũng có biên soạn binh thư.
    Số binh thư được phổ biến nhiều đến nổi không một ai có thể nghiên cứu cho hết được, và số binh thư kia quá nhiều, nội dung phức tạp, tư tưởng sai biệt, nên các nhà nghiên cứu võ học, nhất là các binh gia không biết phải đọc cuốn nào trước và phải nghiên cứu cuốn nào sau. Lý do đó các binh gia đời Tống – Minh mới gom góp các tài liệu trên, rồi soạn thành những bộ binh thư tổng hợp như:
    - Võ kinh tổng yếu
    - Võ kinh thất thư
    - Võ kinh khai tong
    - Võ biên
    - Võ bị chí v.v.
    Trong những bộ võ kinh trên , chỉ có bộ Võ Kinh Thất Thư là được các nhà nghiên cứu võ học và các binh gia ưa thích hơn cả. Bộ Võ Kinh này được phổ biến rộng rãi trong giới võ học Trung quốc và các cường quốc Tây phương như Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Đức v.v. dịch ra tiếng bản xứ dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo tại các quân trường nơi rèn quân luyện tướng.
    Bộ Võ Kinh Thất Thư gồm có 7 cuốn:
    1/- Tôn Tử Binh Pháp… của Tôn Võ
    2/- Ngô Tử Binh Pháp …. của Ngô Khởi
    3/- Tư Mã Binh Pháp….. của Nhương Tư
    4/- Uất Liễu Tử Binh Pháp ….của Uất Liễu
    5/- Lục Thao ………. của Khương Thượng
    6/- Tam Lược …….. của Huỳnh Thạch Công
    7/- Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối…. của Lý Tịnh
    Bộ Võ Kinh Thất Thư là kết tinh nghệ thuật điều binh, khiển tướng, là tinh hoa của võ học qua những kinh nghiệm chiến tranh mà ngày nay vẫn còn nhắc đến.    

    TÔN TỬ viết:“ Biết người biết mình, trăm trận không nguy.
    Nhưng ông lại nói:
    “ Trăm trận trăm thắng chưa hẳn là hay trong cái hay, không đánh mà khuất phục binh người mới là hay trong cái hay “
    Tôn Tử còn viết:
    Trị nhiều người như trị ít người, đó là phân chia ra mà trị. Nhiều người đánh cũng như ít người đánh, đó là nhờ mệnh lệnh ( hình danh ).
    Xua quân đông đảo đương đầu địch mà không bại, đó là nhờ KỲ CHÍNH.
    Binh đánh vào đâu như ném đá vào trứng, đó là nhờ phép HƯ-THỰC.
    Phàm đánh giặc nên lấy CHÍNH để nghinh địch, lấy KỲ để thắng địch.
    Cho nên người giỏi dùng KỲ-CHÍNH thì không cùng như trời đất, bất tận như sông ngòi, đầu cũng như ngọn, như mặt trời mặt trăng, như sống đi chết lại, như bốn mùa của năm vậy “
    
    NGÔ-KHỞI viết:
    “ Pháp lệnh không rõ ràng, thưởng phạt không phân minh, đánh chiêng không dừng, đánh trống không tiến, tuy có một triệu quân cũng không dùng được “
    
    NHƯƠNG TỬ viết:
    “ Giết người mà yên người thì nên giết, đánh nước người mà thương dân người thì nên đánh, dùng chiến tranh để chấm dứt chiến tranh thì nên có chiến tranh “.
    
    HUỲNH THẠCH CÔNG viết:
    “ Bậc vua có đức thì lấy điều vui để làm cho người vui, vua không có đức thì lấy điều vui làm cho bản thân mình. Làm cho người vui thì được lâu dài. Làm cho bản thân mình vui thì không lâu sẽ mất.
    
    KHƯƠNG THƯỢNG viết:
    “ Dùng binh ít mà đánh binh đông thì phải đợi khi chiều tối rồi cho quân mai phục ở chổ có cây rậm rạp và những đọan đường hiển yếu mà đánh địch. Dùng binh yếu đánh binh mạnh thì phải có sự giúp đở của nước lớn và các nước láng giềng “.
    
    UẤT LIỂU TỬ viết
    ” Thiên thời không bằng địa lợi, đạ lợi không bằng nhân hòa …., kẻ làm tướng ở trên không bị chế ngự bởi trời, ở dưới không bị chế ngự bởi đất, ở trước không bị chế ngự bởi địch, ở sau không bị chế ngự bởi vua “.
    
    LÝ-TỊNH viết:
    “ CÔNG là nguồn máy của THỦ, Thủ là mưu sách của Công, chung quy chỉ nhằn đánh thắng địch mà thôi “’
    
    Võ Thư Thất Kinh nầy cũng có trong tủ sách quân sự của  thuộc Trường Chỉ Huy và Tham Mưu và được các binh gia nghiên cứu những tư tưởng Đông Tây kim cổ
    
Việt nam ta có ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhưng kết hợp với sự sang tạo riêng của những vị anh hùng dân tộc, có nhiều nhà quân sự lỗi lạc như Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…. Không thể kể hết được. Mỗi vị anh hùng dân tộc đều có kế sách riêng nhằm giữ gìn biên cương đất nước.
Đời Ngô phá Hán
Đời Lý đánh Tống
Đời Trần bình Nguyên
Đời Lê đuổi Minh
Đời Tây-sơn phá Xiêm bình Thanh
trong số đó:  Nếu chỉ kể những bộ nổi tiếng nhất thì đời Trần có bộ Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn. Bộ Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là bộ sách quý và ông không cho phép truyền bá ra ngoài mà chỉ để dạy cho con cháu trong hoàng tộc an định và giữ nước, lúc cuối đời ông trăng trối: “Sách ấy dùng đã ba đời trăm đánh trăm thắng, cho nên đương thời có thể làm rúng-động quân Hung-nô (Mông-cổ) ở phía bắc, làm cho nước Lâm-Ấp ở phía tây phải khiếp uy, nên sách này được biên-chép làm của gia~truyền không được phép tiết lộ ra ngoài. Lời di-chúc  dặn rằng : Về sau con cháu, bồi-thần học được bí thuật nay phải thi hành cho sáng suốt không được bày trận ám-muội hồ đồ.  Riêng bộ Binh thư yếu lược thì được phép truyền dạy cho các tướng sĩ."Hịch tướng sĩ" là một bài trong bộ binh thư đó mà chắc chắn đại đa số dân Việt Nam ta đều biết.
Khi quân Minh xâm lược thì các bộ sách của Trần Hưng Đạo bị chúng cướp hết về nước. Thời Lê, các nhà quân sự chính trị đã soạn ra bộ binh thư khác dựa trên nền nền tác phẩm của ông.
Đến đời Nguyễn, ông Đào Duy Từ  soạn ra bộ Hổ-Trướng Xu-cơ  trên cơ sở chắt lọc những tinh hoa trong binh pháp của Trung Hoa và các bộ Binh thư của Việt Nam những đời trước cùng với kiến thức tài ba của ông. Nếu thông thạo bộ sách này ông ví như “Ngồi trong trướng mà định quân ngàn dặm, nhìn trời đất mà biết thịnh suy, dùng tâm chính- trí khôn mà thắng bạo tàn, biết kết hợp thiên địa nhân thì không thế lực nào ngăn nổi…” nghe thế đủ biết sự thông minh tài ba mà tâm hồn cũng thanh cao nhường nào. Nhưng bộ sách này cũng không mấy ai có thể học được, nhất là đám quan lại bù nhìn có tầm nhìn thấp hơn ngọn cây tre, tư duy nông cạn, quen thói học vẹt, chỉ quen thói lòn cúi thì không thể. Những bậc thiên tài có thể có nhiều nhưng cái duyên và thời cuộc chắc gì đã cùng sánh bước.
Đào Duy Từ là bậc hiền tài nhưng không được chúa Trịnh dùng vì thân thế hạ cấp, con nhà ca kỹ "Xướng ca vô loài". Thế là ông lặng lẽ vào Nam phò chúa Nguyễn.Mấy chục năm phò tá, ông giúp chúa Nguyễn ổn định và mở mang bờ cõi, rồi ông tìm được 2 đệ tử truyền dạy tư tưởng và kiến thức nhưng các đệ tử không có ai phát huy được như ông.
Mong sao Việt Nam ta luôn có những nhân tài để nối bước cha ông, để lịch sử Việt Nam ta luôn chói sáng , xây dựng Việt Nam hùng cường và nhân dân ta hạnh phúc 


  • Sang đây học thêm nhiều sàng khôn rồi
    • sato
      • sato

      • 18:21 2 thg 10 2012


      Nỏ giám mô! Ngôn từ của HN sắc bén lắm, đã cứa vào tay bao giờ chưa???
  • cuồngtừ
    CT sang đọc Sato.
    Khỏe không Sato ơi !
    • sato
      • sato

      • 19:28 18 thg 7 2012


      Xin cảm ơn CT, chủ nhà luôn chào đón những người bạn chân tình. Chúc CT có nhiều bài hay cùng chia sẻ
  • giaolang
    Thời nước sôi lửa bỏng này phải chi có vài ông Đào Duy Từ hoặc Nguyễn Trãi tái thế thì hay biết bao! Nhưng hỏng sao, hình như lúc nguy cấp là nhân t..
    • sato
      • sato

      • 19:29 18 thg 7 2012


      Tôi cũng tin điều mà GL đang tin
  • Lão nông Ngọc Hồ
    Một trang hay để ghé thường xuyên đây
    • sato
      • sato

      • 19:24 18 thg 7 2012


      Rất hân hạnh, kiến thức thì vô biên mà đời người thì có hạn phải không bạn, Chủ nhà luôn chào đón chân tình. Chúc bạn luôn vui khỏe
  • Bình luận riêng
  • Mùa Thu Buồn
    Chào Sato ! Mùa Thu Buồn hơi bị ít chữ nên những bài binh thư như vầy chỉ xin phép đứng ngoài ngỏ thôi, chúc anh ngày mới nhiều an lành
    • Bình luận rác
  • HHP
    • HHP

    • 18:25 8 thg 7 2012


    "bộ Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn. ",Không biết lãnh đạo ta có biết tinh thần các bộ sách này không nhỉ để đối phó với Tàu?
    • sato
      • sato

      • 07:34 9 thg 7 2012


      Rất hân hạnh đón khách, Câu hỏi trên thì chủ nhà không thể trả lời được vì có kiểm chứng được đâu???
      Dù chưa biết nhiều về khách nhưng hân hạnh được làm quen.
  • DIỆU THƯỜNG
    ANh đang học binh thư hèn gì em không thấy anh đâu
    • sato
      • sato

      • 16:39 4 thg 7 2012


      Cảm ơn em, học vẹt ý mờ, chúc buổi tối vui vẻ.
  • Bình luận riêng
  • Diệu Thủy
    e sang thăm anh thấy anh viêt bài này e giới thiệu anh quyển <ôn cố tri tân > anh đoc tham khảo anh nhé .chúc anh luôn vui
    • sato
      • sato

      • 08:02 21 thg 6 2012


      Cảm ơn em nhiều lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét