Ngôi nhà này đã xây dựng từ lâu, nhưng không thích lắm vì quen bên yahoo rồi. Nay thấy yahoo chẳng coi khách hàng là thượng đế nên đành về dọn lại. Nếu thấy không phù hợp lại thôi. Các bạn ghé thăm xin để lại tin nhắn. Chủ nhà chào đón tất cả những người có thật tình.
Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012
Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012
quốc nhục
Thế nào là “nỗi quốc nhục”, Trong in-tờ-net, Nhiều
người đã viết và thể hiện chính kiến khi nói về Đại danh từ này, tôi chỉ kể lại
về một sự kiện cụ thể của nước Mỹ hồi chiến tranh thế giới thứ nhất liên quan
đến Trận hải chiến giữa Đức và Anh.
Đây là một
trận hải chiến được đánh giá là lớn nhất trong Thế chiến I. Ngày 31/5/1916, Hạm
đội Grand - Grand Fleet của Hải quân Hoàng gia Anh đã chạm trán với Hạm đội
biển khơi - High Seas Fleet của Đức ngoài khơi bờ biển Đan Mạch trong một cuộc
chiến được gọi là “Trận chiến Jutland”.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, hải quân
Anh quốc thống trị ngoài biển khơi và người Đức cố tìm cách phá vỡ thế cô lập bằng
cách phát triển lực lượng hải quân mạnh để nhằm đối chọi và dành quyền kiểm
soát Đại Tây Dương với quân Anh. Rồi cuộc hải chiến đối đầu bắt buộc phải xảy
ra. May mắn cho người Anh, một điệp viên nữ quen một sĩ quan hải quân Đức và
đánh cắp được tài liệu về mật mã thông tin của hải quân Đức được mã hóa. Thế là
người Anh biết hết đường đi nước tiến của hải quân Đức và quyết định cho người
Đức vào tròng. Lúc này Hạm đội Grand – Fleet của Anh phục gần dải bờ biển Đức và Đan Mạch
nhưng tắt liên lạc hoàn toàn, thay vào đó người Anh lập ra một hạm đội Grand giả
và liên lạc bình thường với hướng hành quân ngày càng xa bờ biển Đức quốc.
Người Đức lúc này đã có một hạm đội mạnh, tuy chưa bằng
hạm đội của Anh nhưng có tính ưu thế hơn là nhiều tầu ngầm. Khi người Đức nhận những
tín hiệu liên lạc cho thấy hạm đội Anh đã đi xa bờ, người Đức quyết định cho hạm
đội bất ngờ ra khơi với mục đích đánh đòn phủ đầu và dành quyền thống trị mặt
biển. Hạm đội Đức từ từ ra khơi tiến đến vùng biển Jutland, gần Đan Mạch thì lọt
vào vòng vây của hạm đội Anh quốc và trận chiến lớn về hải quân nổ ra. Người
Anh với ưu thế về các tàu chiến lớn, Người Đức thì chiếm ưu thế về tầu ngầm.
Hai bên choảng nhau gần một ngày trời bất phân thắng bại, sau đó Hạm đội Anh chạy
về phía tây, hạm đội Đức chạy về phía đông và cả hai đều tuyên bố chiến thắng.
Tuy nhiên khi đúc kết trận đánh thì người Anh bị thiệt hại hơn nhiều, nhưng sau
đó, người Đức không thể đối đầu một lần nữa vì hải quân Anh vẫn còn rất mạnh.
Nước Mỹ lúc này là đồng minh của Anh và đang phát
triển về kinh tế, sức mạnh quân sự thì còn kém. Khi cuộc hải chiến Jutland nổ
ra, tất cả các nước đồng minh trong đó có Mỹ rất quan tâm đến kết quả trận chiến
và luôn điện đàm để tìm hiểu thông tin. Các nhà quân sự Anh ban đầu muốn báo tin
thắng trận, các nhà tài chính bất ngờ có ý kiến xen ngang vào: Cứ báo là thua trận, ngày mai đính chính lại
là thắng trận. Thế là tin thua trận được báo đi và báo chí đăng tải Hải quân Anh bị thua trận, giá các cổ phiếu
trên thị trường Mỹ ngay sau đó sụt giá thê thảm, các tài phiệt Anh quốc lặng lẽ
thu về. Ngày hôm sau, một tin đính chính từ Bộ tư lệnh hải quân Anh khẳng định là nước Anh thắng trận, giá cổ phiếu
lại leo lên thậm chí còn cao hơn giá vài ngày trước đó. Thế là người Anh trong
vòng một ngày đã vơ về khoảng 5 đến 6 tỷ USD, nghe nói các chính trị gia và quân
sự của Anh quốc đều có phần thưởng nhưng người nữ điệp viên đã lấy cắp tài liệu
về tín hiệu liên lạc thì chỉ được một tờ giấy khen.
Thông tin đó đã tạo một sự tổn thất tài chính quá lớn
với nước Mỹ lúc này, một số nhà chính trị tài chính Mỹ đã phải thốt lên rằng: “
Đó là nỗi quốc nhục”. Chúng ta thua
ngay trên sân nhà chỉ vì quá tin người, thiếu thông tin tình báo chính xác, thiếu
lực lượng quân đội mạnh… và rồi đó là một trong những động lực cho các nhà lãnh
đạo Mỹ sau này đã tận tâm vực nước Mỹ trở thành nền kinh tế hùng cường nhất thế
giới.
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012
Buôn vua
“Phi
thương bất phú” Không
buôn bán thì không giàu.
Câu nói từ ngàn năm đã được đúc
kết bằng thực tiễn cho mỗi người, cho mỗi quốc gia. Các nền văn minh đã từng hiện
diện trên thế giới đều phải có điểm tựa cơ bản đó là sự thịnh vượng, là tiền bạc.
Có ba yếu tố cơ bản tạo nên sự thịnh vượng cho các đế chế ngày xưa đó là: Tầm
quản lý quốc gia và sự cần cù của dân chúng, giao thương buôn bán với nhiều dân
tộc khác, hoặc tổ chức một đội quân hùng hậu để đánh chiếm và bóc lột các dân tộc
khác. Những ông vua thông minh, biết quản lý tốt quốc gia, biết tạo cơ hội giao
thương hàng hóa chất lượng đều có thể tạo nên sự thịnh vượng của quốc gia đó.
Với Trung Quốc cũng không ngoại
lệ, từ xưa đã phát triển nghề buôn hàng hóa ra khắp thế giới, nhưng một vài người
họ đã nâng tầm buôn bán lên mức độ thượng thừa khi thế giới còn đang buôn bán ở
dạng bình thường, họ đã có tầm nhìn sâu xa hơn là buôn cả vua ngay từ thời xuân
thu chiến quốc.
Về học thuyết buôn vua được cho
là kiếm lời nhất trong nghề buôn bán nhưng không phải ai cũng học và làm được. Lợi
tức là vô cùng lớn và không thể tính ra bằng tiền, Ông tổ của cái nghề này được
cho là Bố của “Lã Bất Vi” còn chính ông ta là người thực hiện hành vi buôn vua
thành công trong lịch sử Trung hoa.
Ngày nay thì chuyện buôn vua
bán chúa có nhiều nhưng kết luận chính xác là một điều không dễ, nhất là với những
thường dân như chúng ta, vậy thì ta hãy nói đến những gì mà báo chí sách vở đã
viết. Trong một số lần bầu cử Tổng thống Mỹ trước đây, các tập đoàn MAFIA của Mỹ
đã góp phần thành công cho một vài tổng thống Mỹ chỉ với mục đích tìm kiếm điểm
tựa, dễ dàng thâu tóm kiểm soát khu vực ảnh hưởng và nâng cao lợi nhuận… Còn
chính phủ Mỹ thì hậu thuẫn nhiều cuộc các mạng nhung, xanh, vàng…ở một số quốc
gia với mục đích tạo dựng những ông vua, những chính phủ thân cận với Mỹ và đồng
minh. Một vài lần, tập đoàn tài chính phố UÔN với chủng tộc người Do thái cũng
có những tác động ép buộc Tổng thống Mỹ xem xét những vấn đề có lợi cho ISRAEN…
Nếu Mỹ đã làm thì Trung Quốc
còn có thể làm cao tay hơn cả Mỹ, bằng chứng hiện tại thì chưa thấy báo chí
công bố chính thức. Thực tế hiện nay có bao nhiêu nước đang có chính phủ nằm
trong bàn tay của Trung Quốc không ai khẳng định được, nhưng chắc chắn Trung Quốc
không vô tư trong những việc hệ trọng như vậy. Với trình độ sao chép có tính
toán, với khả năng phát triển tình báo công nghệ thông tin, kinh nghiệm buôn
bán và mị dân, làm hàng giả như hàng thật….Trung Quốc đã từng bước lấn tới và
ngay cả Mỹ cũng phải e ngại. Nhưng những điều trên vẫn chưa lợi ích bằng việc
buôn vua. Nếu nước Mỹ có một ông vua như họ mong muốn thì họ có thể lèo lái nước
Mỹ chăng? Vừa qua, cả nước Mỹ hân hoan chào đón Tổng thống “OBAMA” tiếp tục một
nhiệm kỳ mới nhưng theo tôi thì nhiều nước khác cũng vui mừng, trong đó có Trung
Quốc.
Việc bầu tổng thống Mỹ được cả
thế giới quan tâm, trong đó có những nước không thân Mỹ. Tại sao vậy, tại vì
trong bốn năm qua ở vai trò Tổng thống, Obama không có gì nổi bật và hình như
đã làm cho kinh tế nước Mỹ yếu hơn. Nước Mỹ suy thoái cùng với đà suy thoái
chung của thế giới và phải tiến tới cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong đó có
chi tiêu quân sự. Trung Quốc thì gần như không ảnh hưởng và cứ tốc độ tăng trưởng
không ngừng hơn 7%. Có thể nói hệ thống quản lý nhà nước của Mỹ đã già cỗi
trong những khuôn phép không linh hoạt, dẫn đến sự trì trệ rồi quy cho là suy
thoái toàn cầu. Đây là một nhận định chưa phù hợp vì Nhà trắng phải chịu một phần
trách nhiệm.
Khi đối thủ của ông Obama tuyên
bố chính sách …..kinh tế có nhiều người Mỹ gốc ngoại lai phản cảm nên không có
khả năng chiếm cảm tình trong những người dân da màu và ngoại lai. Nhưng ông ROMNEY
bị thất bại từ những lá phiếu đại cử tri của Mỹ. Một câu hỏi lớn đặt ra là kết
quả bầu cử này có trung thực hay đã bị định hướng từ những thế lực vô hình để
làm lệch cán cân. Nếu có, thì thế lực vô hình đó hiện tại chỉ trời biết, đất biết
và những người tham gia biết. Còn chúng ta đợi khi nào có sự công bố mới khẳng
định được. Nếu giả thiết trên là đúng thì điều này chứng tỏ đang là thời thịnh
của CHINA và là bước thoái trào của Mỹ, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay chỉ
vài năm nữa là Trung Quốc có thể vượt Mỹ. Hãy để tương lai kiểm chứng.
Còn ở Việt Nam ta, có một
số người lạm dụng câu từ thái quá, những nhân vật như Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh,
Khánh Trắng …. Chỉ là những kẻ buôn quan bình thường mà vội đặt ngay cho biệt
hiệu “buôn vua” thấy không chuẩn tý nào. Ở nước ta, cái loại buôn vua hoặc nước
ngoài buôn bán giùm thì chưa thấy ai công khai, nếu có thật thì nó vẫn chưa bị lộ
ra ngoài dân chúng. Nếu có, xin cầu mong sự linh thiêng của Non sông gấm vóc Việt
Nam
ta quét sạch lũ buôn vua mất dạy ra ngoài cửa ải.
Xin trích một số
đoạn phân tích của ông Daan Evert dưới đây:
Ông Daan Everts
tỏ ý lo lắng về hàng loạt vấn đề như quyền bỏ phiếu, mức độ chính xác của các bản
danh sách cử tri, tính minh bạch của việc tài trợ các chiến dịch tranh cử, các
thủ tục kiểm phiếu và việc hoạt động của các quan sát viên quốc tế bị hạn chế.
Chẳng hạn, các quan sát viên đã
không được tự do vào những điểm bỏ phiếu để theo dõi. Thậm chí, ngay trước khi
phái bộ OSCE đặt chân lên đất Mỹ, Chưởng lý bang Texas đã đe dọa truy tố hình
sự tất cả những quan sát viên nào vào khu vực cách 30m tính từ cửa vào các điểm
bỏ phiếu trên lãnh thổ của bang.
Tại một loạt bang khác như Alabama, Ohio, Michigan, Iowa, Pennsylvania, Misissippi và Florida, các quan sát viên quốc tế cũng không được phép vào các điểm bỏ phiếu.
Tại nhiều điểm bỏ phiếu, các quan sát viên không được phép chụp ảnh, không được sử dụng điện thoại di động và không được trò chuyện với các thành viên Hội đồng bầu cử.
Tại một số điểm bỏ phiếu vẫn thấy treo ảnh ông Obama, một việc có thể tác động đến tâm lý cử tri.
Tại một loạt bang khác như Alabama, Ohio, Michigan, Iowa, Pennsylvania, Misissippi và Florida, các quan sát viên quốc tế cũng không được phép vào các điểm bỏ phiếu.
Tại nhiều điểm bỏ phiếu, các quan sát viên không được phép chụp ảnh, không được sử dụng điện thoại di động và không được trò chuyện với các thành viên Hội đồng bầu cử.
Tại một số điểm bỏ phiếu vẫn thấy treo ảnh ông Obama, một việc có thể tác động đến tâm lý cử tri.
Vì những nguyên
nhân khác nhau, có tới 50 triệu cử tri bị mất quyền bỏ phiếu và không được
đưa vào danh sách cử tri. Đồng thời, một số người lại được đưa vào danh sách
cử tri tới 2 lần.
|
Tuy nhiên, khiếm khuyết đáng chỉ
trích hơn cả là quyền phổ thông đầu phiếu không được tôn trọng đầy đủ.
Theo số liệu của phái bộ OSCE, trong số 237 triệu người Mỹ thì vì những nguyên nhân khác nhau, có tới 50 triệu cử tri bị mất quyền bỏ phiếu và không được đưa vào danh sách cử tri. Đồng thời, một số người lại được đưa vào danh sách cử tri tới 2 lần.
Các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE còn lo lắng về quy tắc xác định tư cách cử tri. Trong một số trường hợp, việc xác định tư cách cử tri bị chi phối bởi những động cơ chính trị.
Theo số liệu của phái bộ OSCE, trong số 237 triệu người Mỹ thì vì những nguyên nhân khác nhau, có tới 50 triệu cử tri bị mất quyền bỏ phiếu và không được đưa vào danh sách cử tri. Đồng thời, một số người lại được đưa vào danh sách cử tri tới 2 lần.
Các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE còn lo lắng về quy tắc xác định tư cách cử tri. Trong một số trường hợp, việc xác định tư cách cử tri bị chi phối bởi những động cơ chính trị.
Tại nhiều bang,
những người tuy đã mãn hạn tù tại địa phương nhưng vẫn bị tước quyền bầu cử - một
việc trái với các chuẩn mực quốc tế.
Một điểm nữa khiến các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE không hài lòng là các quy định về bầu cử quá rắc rối và phức tạp. Đó là vì mỗi bang lại có những quy định riêng, thậm chí một số sửa đổi về luật bầu cử được ban hành chỉ trước ngày bầu cử vài tuần lễ.
Cuối cùng là vấn đề tài chính. Theo nhận xét của phái bộ OSCE, những khoản chi phí cho chiến dịch tranh cử không thật minh bạch và mức chi phí thực tế là không hề bị hạn chế. Ví dụ như cựu Tổng thống Clinton đã xuất hiện hơn 40 lần để cổ súy ủng hộ ông OBAMA với tiền thù lao mỗi buổi thuyết trình lên đến hàng trăm ngàn USD.
Một điểm nữa khiến các quan sát viên thuộc phái bộ OSCE không hài lòng là các quy định về bầu cử quá rắc rối và phức tạp. Đó là vì mỗi bang lại có những quy định riêng, thậm chí một số sửa đổi về luật bầu cử được ban hành chỉ trước ngày bầu cử vài tuần lễ.
Cuối cùng là vấn đề tài chính. Theo nhận xét của phái bộ OSCE, những khoản chi phí cho chiến dịch tranh cử không thật minh bạch và mức chi phí thực tế là không hề bị hạn chế. Ví dụ như cựu Tổng thống Clinton đã xuất hiện hơn 40 lần để cổ súy ủng hộ ông OBAMA với tiền thù lao mỗi buổi thuyết trình lên đến hàng trăm ngàn USD.
-
-
- Diệu Thủy
- 22:11 4 thg 12 2012
tất nhiên là TQ sẽ vượi rồi ạ vì TQ buôn vua từ thời LÃ BẤT VI cơ mà hihi.chúc anh một tối vui vẻ -
- Nguyen ha
- 23:21 1 thg 12 2012
đúng vậy bạn! mình cũng chỉ trông mong vào sự...linh thiêng nữa mà thôi!..
chúc bạn ngủ ngon! -
- ĐomĐóm
- 16:10 24 thg 11 2012
Anh ơi, Đóm thấy dạo này KD thương mại sao mà khó quá! Cổ phiếu trồi sụt thất thường, BĐS thì chạm đáy giá (giá bán ra dưới giá sàn XD), Vàng cao..
-
-
-
-
-
- Rất giống tình yêu....
- 14:03 16 thg 11 2012
Phi thuong bat phu. Hom nay moi dua anh vao danh sach ban be. That la that le!- Bình luận rác
-
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
http://hanhphucmongmnah.blogspot.com/
Mời Anh sang tham quan nha
ĐC : nhà của NH. rảnh anh qua chơi nhé!
nỗi buồn nhược tiểu! huhu...
Chúc bạn đầu tuần có nhiều niền vui.