Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Làng Quỳ Chữ

Xã Hoằng Quỳ nằm ở phía tây của huyện Hoằng Hóa, dọc theo quốc lộ 1A. Địa giới như sau:
Xã có năm thôn (làng) như sau:
·        Làng Qùy Chữ (trước đây còn gọi là làng Kẻ Tổ)
·        Làng Đông khê
·        Làng Phúc Tiên
·        Làng Trọng Hậu
·        Làng Ích Hạ
 Làng Quỳ Chữ
Làng Quỳ Chữ thuộc xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia có tên là Kẻ Tổ. Ngày xưa, làng thuộc diện tương đối trù phú, văn võ, giao thương toàn diện. Trong làng có chợ buôn bán nổi tiếng một vùng, có những cái đình lớn như đình Đông, đình Trung, đình Trên. Có những cái nghè rất nhiều tượng đẹp như Nghè Sen, Nghè Trên, quanh làng có những lũy tre xanh bảo vệ. Trên các cánh đồng của làng có nhiều những cồn đất với những bụi cây rậm rạp và có những cây đa lớn nổi tiếng như cây đa Kẻ Được, cây đa Lù Đù, cây đa cồn Cao... hiện diện như những cột mốc của làng. Nhưng từ sau cải cách ruộng đất, chợ buôn bán bị dẹp bỏ, những đình nghè bị tháo dỡ dần để thực hiện kiến thiết một vài công trình vô bổ khác, những tượng phật và những vật dụng trong đình nghè hoặc bị đốt hoặc bị mất mà không được chính quyền quan tâm, rồi những cây đa cổ thụ cũng chịu chung số phận. Những lũy tre làng cũng bị phá bỏ để mở rộng đất cho dân ở và những Cồn đất lớn nhỏ cũng được cải tạo để thành những ruộng lúa bởi vì dân số trong làng tăng hơn trước rất nhiều.
Xã hội phát triển thì làng cũng phát triển nhưng cũng phức tạp hơn nhiều so với trước đây, có nhiều gia đình danh giá có nhiều cháu học giỏi nhưng cũng có những tệ nạn như cờ bạc, xì ke, ma túy, ăn cắp vặt... Năm 2008 làng đã quyên góp tiền phục hồi lại được cái đình Trung, hết khoảng 750 triệu nhưng chưa bằng đình cũ.
Làng có nhiều liệt sĩ trong làng đã cống hiến xương máu cho tổ quốc ở các thời chiến tranh khác nhau, làng đã sản sinh ra anh hùng quân đội, nhiều tiến sĩ và sĩ quan quân đội, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, kỹ sư bác sĩ....có nhiều người con của làng đang hiện diện ở nhiều nơi của tổ quốc.
Thời chúa Trịnh, Làng Quỳ Chữ (nay thuộc thôn Đông Khê) có ông Lưu Đình Chất là tiến sĩ (con của quận công Lưu Đình Thưởng) là mưu sĩ cho chúa Trịnh Tùng và Trịnh Tráng.
Thời xa xưa, làng Quỳ Chữ là một trong những cái nôi  phát triển  của nền văn hóa hạ Sông Mã, có cùng thời với văn hóa Đông sơn, văn hóa núi Đọ…, vào khoảng năm 1982 khi khai quật khu vực Đồng Cáo (phía tây của làng), các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di vật thời cổ, có niên đại khoảng vài ngàn năm về trước.
Hiện nay, trong làng có nhiều gia đình khá giả nhưng cũng nhiều gia đình vẫn đói nghèo. Vì sao vậy? một câu hỏi khó có lời giải.

19 nhận xét:

  1. ô! QUỲ CHỮ! thế mà em thắc mắc mãi..hìhì!
    sato ơi! rất nhiều bất ngờ đấy! anh về nhà cũ nữa k?em "nói thầm" cái này

    Trả lờiXóa
  2. Cái tên làng QUỲ CHỮ do các cụ ngày xưa lựa chọn đặt và có nhiều ý nghĩa lắm khó nói hết được, còn nhà cũ anh có ghé qua mà hỗng nghe được tiếng thì thầm của em, tiếc thật.

    Trả lờiXóa
  3. Chào bạn, mình ở làng Đông Tác thuộc Phường Đông Thọ, bạn có thể gợi ý một chút ý nghĩa của tên Quỳ Chữ cho mọi người được không ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày xưa làng tôi có tên là "Kẻ Tổ", sau khi quy hoạch phường xã, một số tên cũ không phù hợp theo đề nghị của chính quyền phải thay đổi, thì các cụ già lựa chọn và đổi thành làng Quỳ Chữ. Trong thâm tâm các cụ muốn con cháu luôn quý trọng và tôn thờ cái chữ học, học mới trưởng thành. Vậy đấy bạn ạ. Cảm ơn bạn đã ghé thăm nhà.

      Xóa
    2. Làng Quỳ chữ là do Lê Lợi đặt tên cho và có ý là "bến rau dền" bởi lúc lâm nguy vua được bà cụ ở làng này nâu cơm và canh rau dền cho ăn

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn, có thể bạn cũng ở trong làng Quỳ Chữ chăng? lời giải thích của bạn tôi thấy chưa rõ lắm, bạn có thể giải thích rõ hơn không?

      Xóa
    4. Bến rau dền không thể dịch ra là Quỳ Chữ được bạn ạ. Truyền thuyết có thể bị hiểu sai nghĩa chăng?

      Xóa
  4. Xưa tôi còn nhỏ có theo bạn bè đến xem đoàn khảo cổ đào ở Đông cáo. Trong tâm trí tôi vẫn còn hình ảnh những bộ xương còn nguyên vẹn xếp chồng lên nhau, nó cứ ám ảnh tôi suốt cả tuổi thơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn đã ghé thăm, lâu rồi tôi cũng ít vào blog.
      Xin hỏi bạn là người trong làng hay ở làng bên ? giờ bạn đang sống ở đâu ? Bạn bao nhiêu tuổi rồi, ở nhà ta có biết nhau không nhỉ ?

      Xóa
    2. Tôi dân làng Quỳ chữ chính gốc, tôi ở xóm Đông Nam. Tôi sinh thời gần cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện tôi đang ở Sài gòn. Bạn là ai và ở đâu mà biết nhiều về làng Quỳ chữ nhỉ. Nếu tiện hãy liên lạc cho nhau

      Xóa
  5. Có phải Tiến con ông Vảng không vậy?
    Từ rau dền theo tiếng hán là 𦹸 không còn nghĩa khác em ạ.
    Anh cũng ở QC cũng nghe truyền truyết đó nhưng suy luận thì thấy không phù hợp em à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy bạn. Còn bạn là ai, đang ỏ đâu. Cho biết để tiện liên lạc và trao đổi.

      Xóa
    2. Em không luận ra tên anh à ?

      Xóa
    3. Thật sự ra em không biết

      Xóa
    4. Thật sự ra em không biết

      Xóa
    5. Thật sự ra em không biết

      Xóa
    6. Thật sự ra em không biết

      Xóa
    7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    8. Không quan trọng, anh cũng ít viết và ai đọc cũng được mà. Anh cũng không thích nêu tên vì cũng không mong gì nhiều em ạ.

      Xóa