Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

VĨNH BIỆT KHỔNG TỬ


11 nhận xét:

  1. Tâm Đạo mong rằng qua các tích truyện và các bài pháp...nó sẽ đem lại lợi lạc và giáo pháp hữu dụng của Phật pháp giúp cho bạn hữu sẽ ngộ dần ra.....kính mong bạn hữu thường đến tham khảo nhiều thêm nhé!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn. Phật tổ có nói: Nghe lời giảng để cảm nhận được đạo chứ lời giảng không phải là đạo.

      Xóa
  2. hehe... đọc mà cười hỏng nỗi!
    chúc anh vui khỏe!

    Trả lờiXóa
  3. Chịu khó đọc là tốt rồi, cảm ơn GL

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi, Chắc chắn những người như Freud, Hegel, Nietzsche, Einstein… cũng chẳng biết gì về máy tính, karaoke, chẳng biết chơi blog, như bạn hỏi… Bởi khi những thứ này có sau khi những bậc này qua đời. Vậy hẳn, sau khi Khổng Tử ra đời thì mới xuất hiện thì điều làm sao mà ổng biết được. Còn như phim cao bồi ở Mỹ, đinh tặc,… không biết là tất nhiên.
    >>VẬY ỔNG KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC NHỮNG CÂU HỎI LÀ TẤT YẾU.
    .
    Cũng là như ở trên, những điều bạn nói về âm dương, nam nữ, tiếng sóng, nắng chiều, đạo tặc, tham nhũng, thương lái tặc, hàng giả tặc, quyền lực mềm, quyền lực cứng… thời Khổng Tử đã có nên ông cũng biết những cái đó rồi. chỉ là cách gọi khác đi mà thôi. Giả dụ “quan hệ biện chứng” thì ổng gọi là “biến hóa âm dương”, “quyền lực mềm” thời ổng như là lòng nhân–quyền lực cứng như là hình phat,…
    Không biết đúng không chớ mình nghe nói ổng là người Chú thích Kinh Dịch –Chủ nghĩa duy vật Chất phát, luận về âm dương, ngũ hành mà cho tới bây giờ các học giả Đông Tây đều nghiên cứu rầm rộ. Ứng dụng phong thủy, Chữa bệnh Đông y, Đối nhân xử thế, võ thuật, cũng là triết học chất phát như tư tưởng Trang Tử mà bạn mến mộ,… (tôi cũng mến mộ tư tưởng đạo gia)
    >>VẬY NÓI ỔNG CHƯA HIỂU VỀ TẠO HÓA, THÌ CHƯA ĐÚNG LẮM.
    >>VẬY ỔNG KHÔNG BIẾT HÁT KARAOKE LÀ ĐIỀU DĨ NHIÊN.
    ..
    Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân là nói về tâm lý thôi, ổng là người dùng ngôn ngữ Tàu thì ổng chép vậy có gì sai đâu? Cũng như bạn dùng ngôn ngữ của Việt thì bạn chép là “ Cái gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác” thì có gì sót đâu?. Còn chuyện người ta “sính chữ Tàu” thì là chuyện của người ta chứ ổng thì liên quan gì? Mà người ta sính chữ Tàu thì đâu chỉ trích riêng những lời ổng chép đâu. Chính bạn trích những câu thơ bằng chữ Tàu mà đưa vào mục Tâm Đắc của bạn vậy. Mà chữ Nôm ta ngày trước thì gốc cũng là chữ Tàu mà ra đấy thôi.
    >>> Hẳn ổng là nhà tâm lý đại tài thì rất nhiều đồ đệ mới sống chết vì ông
    (http://satnv.blogspot.com/2011/09/tam-ac.html )
    Vạn sự thủy lưu thủy,
    ……
    Vô duyên đối diện bất tương phùng.
    Vật vị ÁC tiểu nhi bất hành
    Newton nhìn thấy quả táo rơi, “phát hiện” ra luật hấp dẫn. Đề Các nhìn vào góc tường mà “tìm ra hệ tọa độc XYZ”, Galileo “phát hiện” dùng ống nhòm có thể ngó lên bầu trời được,… trong khi những người khác chưa để ý mà chưa phát hiện ra. Thì nhân loại vẫn tôn họ lên đó thôi. Thì những câu ổng ”phát hiện” mà chép lại thì có gì sai đâu? Người đời thấy thích thì trích lại chứ ổng có gì sai?
    >>>VẬY NÓI ỔNG KHÔNG HIỂU TẠO HÓA LÀ CHƯA CHÍNH XÁC.
    .
    “Ta vẫn chưa hiểu gì về tạo hóa” có thể là ổng “KHIÊM TỐN” với bạn chăng!?
    Còn cái Viện Khổng Tử thì người khác dựng nên chớ đâu phải ổng,
    Bạn không học được người ta thì do bạn, do ổng không hợp nhau. Còn ổng có hằng đống người theo học, hàng nghìn người nghiên cứu, ảnh hưởng tới văn hóa Đông phương….
    Còn những học thuyết ổng đưa ra thì để giải quyết bối cảnh lịch sử lúc đó các vua sử dụng, chính trị ổn định hơn, còn những người khác lợi dụng hay không là do họ. Con dao có thể gọt trái cây nhưng cũng có thể giết người. Sơn hào có thể làm người ăn ngon, nhưng có thể làm chết người nghèo vì ăn quá no. Đồng tiền có thể giúp đỡ người khó khăn nhưng cũng có thể mua chuộc người làm việc xấu.
    >>> VẬY HỌC THUYẾT ĐƯA RA LÀ KHÔNG SAI ĐỐI VỚI THỜI ĐÓ.
    .
    Bạn nói ổng không hiểu thì chưa được. Bởi có ai hoàn toàn đâu.
    Người đã qua đời đã mấy nghìn năm mà bạn kêu ra nói họ này nọ.
    Thế tổ tiên một ai đó qua đời mà bị người khác kêu ra nói này nọ thì bạn thấy thế nào.
    Mong bạn xem xét mà đính chính. Bởi cộng đồng mạng, mỗi phát ngôn của bạn sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng của rất nhiều người đọc qua mà chưa có chính kiến vậy.
    Tôi viết vì muốn xây dựng để được bạn chia sẻ thêm nhiều tư tưởng bổ ích, không vì mục đích nào khác.

    Cảm ơn những bạn đã dành thời gian đọc tới cuối trang này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết xin cảm ơn bạn đã ghé qua nhà.
      Tôi chưa biết bạn lớn hơn hay nhỏ hơn nên tạm gọi là bạn nhé!
      Bạn ơi, kiến thức thì vô biên, còn nhận thức thì có hạn, chính kiến thì hiếm khi trùng phùng nên tri kỷ khó tìm là vậy.
      Tôi hiểu phần nào những giá trị của Khổng Tử để lại cho đời nhưng không vì thế mà đặt lên thờ thế vị cho tổ tiên nhà mình, cho dù tổ tiên nhà mình kém xa ông ta.
      Tại Trung Quốc có hai vị lúc đạt quyền lực vô biên thì đều đốt sách chôn nho Đó là Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông. Nhiều người ca ngợi, nhiều người phản đối cho dù chẳng mấy ai có tổ tiên hào hùng bằng những người đó.
      Dù biết KT không sai, nhưng tại sao? tôi nhường câu trả lời cho bạn.
      Ngay các đệ tử của Khổng Tử cũng mỗi người một ý:
      Mạnh Tử nói: "Nhân chi sơ tính bổn thiện"
      Tuân Tử nói: "Nhân chi sơ tính bổn ác"
      Nếu ngồi mà phân tích thì vô cùng và khó xác định, tôi thì cho cả hai đều có lý, nếu cùng phân tích với Khổng Tử chắc cũng không ngoại lệ.
      Tôi cũng có vài điều thích Khổng Tử, nhưng có những học giả người Việt Nam ta tôi thích hơn nhiều. Điển hình như Đào Trinh Nhất viết cuốn sách "Nước Nhật Bổn ba mươi năm canh tân" hay ông Nguyễn Hiến Lê viết nhiều sách hay, trong đó có cuốn sách "Bài học ISRAEN" nếu bạn đã đọc rồi thì chúng ta có thể cùng đàm đạo. Nếu bạn chỉ tôn thờ Khổng Tử thì tôi bó tay.
      Một lần nữa cảm ơn bạn nhiều!


      Xóa
    2. Còn về VKT thì tôi nghĩ khác, họ không hoàn toàn vô tâm đâu bạn ạ.

      Xóa
    3. Đại Việt sử ký tiền biên ghi: Thời Dụ Tông nhà trần, các thần núi Tản Viên và các thủy thần sông Lô đều được nhà Minh thờ với ý định tuyên truyền đồng hóa và dần có âm mưu thôn tính từ từ . Đến khi Nghệ Tông lên, cũng theo Tiền biên, ông cho hủy bỏ những điều sai trái do các Nho sĩ thời trước sinh ra, đó là những gì bắt chước và học vẹt theo Trung Quốc. Nghệ Tông nói : “Tiên triều dựng nước có chế độ phép tắc, không theo chế độ nhà Tống, bởi lẽ phương Nam – phương Bắc đều có vua của nước mình, không phải theo nhau“. Nghệ Tông khẳng định, thời Dụ Tông có kẻ học trò mặt trắng không thấu đạt được ý của sự lập pháp, đem phép cũ của tổ tông bày đặt theo tục của xứ người – như các loại quần áo nhạc chương không thể kể hết được ; nay việc gì cũng phải theo lệ cũ thời Minh Tông. Thế mới biết lúc này, ý thức về bản sắc đã hình thành, có điều nó còn mỏng manh và phải luôn luôn gia cố.
      Người xưa còn nhận ra được những hệ lụy đó, cớ so bạn vẫn còn u mê....

      Xóa