Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Oi lang băm!!!

Trên đời có rất nhiều lang băm trong tất cả các lĩnh vực khác nhau, kể cả trong các chính phủ, cho ra đủ thứ thuốc lang băm để hòng “chữa” các căn bệnh của xã hội, Hitler,một trong những lang băm trứ danh. Hitler đã tuyên truyền một số căn bệnh của nước Đức, trong đó có căn bệnh lũng đoạn của giới tư bản tài chính (mà đến nay vẫn là vấn đề thời sự trên thế giới). Lang băm Hitler lý luận rằng, đó là do người Do Thái gây ra, nên có một cách chữa là tiêu diệt Do Thái để dân tộc Đức phát triển…. Thời nay cũng không thiếu gì lang băm, nhưng thôi nói dài dễ lạc đề, tôi chỉ muốn nói lang băm trong y học.
 Cơ thể của con người có rất nhiều bí ẩn. Ai cũng có thể đi trên đống than hồng 700 độ C mà không bị bỏng, hoặc đi trên mảnh chai lởm chởm mà không bị chảy máu nếu được hướng dẫn cụ thể. Ai cũng có thể liếm lưỡi vào con dao nung đỏ mà chẳng hề hấn gì nếu được hướng dẫn đúng cách và được chuẩn bị tinh thần đầy đủ (xin mọi người đừng thử nếu không được người hiểu biết hướng dẫn).
Chữa bệnh cho con người có nhiều cách, trong đó tạo được niềm tin cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng nhưng chưa đủ, cần phải chẩn đoán chính xác bằng bắt mạch,nghe bệnh nhân mô tả bệnh tình, nhìn thần sắc, mầu da, nước tiểu để chẩn đoán chính xác và kê toa…theo dõi chuyển biến trong quá trình bệnh nhân uống thuốc để điều chỉnh thuốc phù hợp theo quá trình chữa bệnh. Điều này phải được thể hiện rõ trong toa thuốc căn bản và những hiệu chỉnh kèm theo. Đây là điều được quy định từ thời còn chế độ phong kiến không thể thiếu và bắt buộc phải có, nó là cơ sở là bằng chứng thể hiện trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Trường hợp không may người bệnh qua đời, quan tòa thẩm phán còn dựa vào đó để phán xét mức độ phạm tội của người thầy thuốc (nếu bị thưa kiện).
Hiện nay do chính quyền ít quan tâm đến đông y cho nên xảy ra nhiều trường hợp bát nháo, hầu hết các nhà thuốc đông y đều không kê toa thuốc (họ viện cớ giữ bí mật nghề nghiệp) các nhà thuốc 100% vốn nước ngoài “cheng xủng xẻng” đua nhau mọc ra, bày bán toàn những vị thuốc ngoại mà chắc ở cõi trời mới dễ kiếm, chữ viết thì toàn que gậy đan chéo nhau mấy ai hiểu, thầy thuốc thì toàn xoong thủng chảo thủng, phiên dịch thì gương mặt đăm chiêu đầy vẻ quan trọng nhưng trách nhiệm hầu như mới đạt đến mức độ là nhận tiền và cắt thuốc, không lo về hậu quả công việc. Có nhiều người khỏi bệnh nhưng cũng rất nhiều người mất tiền và thời gian nhưng bệnh thì chẳng thấy ra đi. Đấy là do chúng ta không có phương sách quản lý mà thôi, nhà nước không thu được thuế, Thầy lang tốt và lang băm khó bề phân biệt, không kiểm soát được tính nhân đạo và trung thực của các thầy thuốc, dân thì tiền mất tật mang kêo ai???
Những lương y miệt vườn cũng có một số người có biệt tài chữa bệnh thật sự nhưng không phải là tất cả. Những người có học vấn cao siêu và có tâm cứu người, có tài năng xuất chúng thật sự thì người ta vẫn có lý giải cho những người đồng môn hiểu mà không thể theo kịp. Ví dụ về giáo sư Nguyễn Tài Thu (Trước ông, cùng thời với ông và sau ông, có bao nhiêu người cùng học cùng làm nhưng mấy ai giỏi được như ông, bố tôi cũng đã từng học và công tác cùng ngành nhưng phải tâm phục ông). Tuy nhiên tài năng hành nghề thầy thuốc phải đi cùng đức độ của người thầy. nếu chỉ nghĩ đến tiền thì danh tiếng rồi sẽ bị phai nhòa.
Còn những người nhân danh thần thánh mà không lý giải cho người đồng môn hiểu được nguyên tắc chữa bệnh của mình thì khó mà tin tưởng được. Hiện tại cũng không ít người mượn danh thần thánh để kinh doanh bất chấp hậu quả… nghĩ mà buồn cho nhân tình thế thái.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Một câu nói dịu dàng

Truyện kể: "Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp vặt hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẫn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẫn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.
Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không muốn đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng chỉ có thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.
Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.
- Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt - Cô gái cười và xoa đầu Jim.
Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.
... Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng... Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: "Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt!"... Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: "Đến đây Tige!". Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: "Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!".
Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẩy lia lịa. "Đến con chó cũng thích nghe nói dịu dàng!". Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: Cảm giác tự trọng.
Từ khoảng khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng".
Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: "Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế".

Adlai Albert Esteb

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Học giả học thật

Chọn người tài
Trang Tử yết kiến vua nước Lỗ là Ai Công. Ai Công nói:
- Nước Lỗ của ta có nhiều nho sĩ, song không ai được như tiên sinh.
Trang Tử đáp:
- Tôi lại thấy nước Lỗ rất ít nho sĩ.
Ai Công cả giận mà rằng:
- Khắp nước Lỗ của ta, người mặc áo nho sĩ rất nhiều. Sao ngài lại bảo là ít?
Trang Tử từ tốn trả lời:
- Thần nghe nói nhà nho nào đội mũ tròn thì biết xem thiên văn. Người nào đi giày vuông lại thông tỏ địa lý. Còn ai đeo ngọc quyết trên cổ là biết xử sự, quyết đoán. Bây giờ muốn biết trong số ấy ai là người có thực tài, nhà vua hãy ban một sắc lệnh: Kẻ nào không phải nhà nho thật sự mà ăn mặc như trên thì sẽ bị xử chém.
Nghe lời Trang Tử, Lỗ Ai Công liền ban lệnh đúng như vậy. Chỉ sau ít ngày, cả nước Lỗ không ai dám mặc y phục nhà nho nữa. Duy nhất có một ông lão mặc y phục nhà nho chỉnh tề đến trình diện nhà vua. Lỗ Ai Công liền cho mời vào hỏi việc nước. Quả nhiên ông lão đó học vấn rất uyên thâm, trên thông thiên văn-dưới tường địa lý, đúng là một nhà nho chân chính.
Lỗ Ai Công thán phục cách thử tài này lắm, bèn hỏi Trang Tử:
- Sao ngài có cách thử tài thần diệu thế? Giúp ta không tốn mấy công sức mà phân biệt được ngay thật giả.
Trang Tử cười mà nói rằng:
- Tâu bệ hạ! Có gì ghê gớm đâu. Thần chỉ học cách làm của một nước láng giềng thôi. Mấy năm vừa qua nước họ cũng xuất hiện nhan nhản tiến sĩ. Nhưng đến khi một quan chức cấp cao yêu cầu đã là tiến sĩ thì phải xuất trình công trình khoa học. Vậy là chỉ có vài chục phần trăm xuất trình được. Số còn lại đều là tiến sĩ mua, tiến sĩ… giấy cả!
Lỗ Ai Công nghe xong liền gật gù:
- Nếu vậy thì ta cũng đỡ xấu hổ. Có điều là đã đến lúc phải thắt chặt lại kỷ cương học tập. Kẻo sẽ di hoạ đồ giả về sau, làm mất uy danh của dân tộc, làm đói nghèo cả đất nước!

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

một ngày mới

Hôm nay lần đầu thương thảo HĐ gói thầu Chế tạo cột với Cty CP Thành Long cho ĐZ 500kV Vĩnh Tân- Sông Mây.
Nói chung là củ chuối.Nó khoe quen toàn BCT , hãi vãi, khiếp, sao mà mấy ông to bà lớn dễ nhỉ